Thông báo: Những tỉnh nào đã có bệnh nhân mắc bệnh whitmore?

Gần đây, nhiều địa phương đã ghi nhận nhiều ca bệnh nặng do nhiễm vi khuẩn whitmore. Vậy bệnh whitmore có triệu chứng gì? Bệnh whitmore điều trị ra sao? Những tỉnh nào đã có bệnh nhân mắc whitmore? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Thông báo: Những tỉnh nào đã có bệnh nhân mắc bệnh whitmore? Thông báo: Những tỉnh nào đã có bệnh nhân mắc bệnh whitmore?

1. Bệnh whitmore là gì?

Bệnh whitmore hay còn gọi là bệnh melioidosis, đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn gram âm có tên là Burkholderia pseudomallei gây ra.

Căn bệnh được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911.

Vi khuẩn gây ra bệnh whitmore là B. pseudomallei sống chủ yếu trong bùn đất và nước, chúng lây truyền cho người và động vật chủ yếu qua các vùng da bị tổn thương do tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa có vi khuẩn.

Hiện tại ghi nhận rất hiếm các trường hợp lây bệnh từ người qua động vật hay từ động vật qua người.

Bệnh lưu hành chủ yếu tại các quốc gia vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở các nước thuộc Đông Nam Á, phổ biến nhất là ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và bắc Australia.

Tại Thái Lan, bệnh whitmore đã được phát hiện và biết đến từ lâu, chính phủ Thái Lan đã tuyên truyền đến người dân về căn bệnh này một cách rộng rãi. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ( CDC Hoa Kỳ) phối hợp thực hiện thực hiện cho thấy, tỷ lệ mắc whitmore trong dân số là 14.9/100.000 người, trong đó nam giới chiếm đến 60%.

Thời gian ủ bệnh là từ 1-21 ngày, trung bình của các ca bệnh là 9 ngày nhưng cũng có trường hợp đặc biệt chỉ vài giờ. Giai đoạn ủ bệnh thường không có triệu chứng gì điển hình.

Bệnh xuất hiện tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, vi khuẩn có sức sống cao, có khả năng tồn tại nhiều năm liền trong đất và nước bị ô nhiễm.

Vi khuẩn B. pseudomallei được coi là một trong những vi khuẩn có hệ gen di truyền phức tạp nhất và là một mối nguy tiềm tàng dẫn tới chiến tranh sinh học hay khủng bố.

Mọi đối tượng có thể mắc bệnh whitmore, tuy nhiên những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu như những người nhiễm HIV, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh ung thư, bệnh thalassemia, tiểu đường, bệnh gan, thận... sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khỏe mạnh.

vicare-thong-bao-nhung-tinh-nao-da-co-benh-nhan-mac-benh-whitmore-body-1
Vi khuẩn B. pseudomallei được cấy trong phòng thí nghiệm

2. Bệnh whitmore có nguy hiểm hay không?

  • Sau khi vi khuẩn gram âm B. pseudomallei xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công nhiều cơ quan, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra suy đa tạng rồi sốc, tử vong.
  • Đặc biệt trên những bệnh nhân có sẵn các bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính... thì nguy cơ bị tổn thương phổi, thận, gan... càng lớn, nguy cơ tử vong càng cao.
  • Bệnh whitmore không phải là bệnh mới, chúng đã được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1936, bệnh diễn biến nhanh và dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác, không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra tử vong sau 48 giờ nhập viện.

3. Bệnh whitmore triệu chứng là gì?

Theo CDC Hoa Kỳ, sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thường là sau 2-4 tuần thì các triệu chứng bệnh mới bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng của bệnh rất mơ hồ, khó chẩn đoán, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết...

Các triệu chứng điển hình như sau:

  • Nhiễm trùng cục bộ: bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét hoặc áp xe tại vị trí nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng phổi: sốt cao, đau đầu, đau ngực, ho, khó chịu ở bụng.
  • Nhiễm trùng máu: sốt cao, đau đầu, suy hô hấp, đau xương khớp, chán ăn.
  • Nhiễm trùng lan tỏa: sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc đau ngực, đau cơ, co giật hoặc xuất hiện cơn động kinh.

Để chẩn đoán được bệnh whitmore, các bác sĩ sẽ phải phân lập xác định vi khuẩn từ máu, đờm, nước tiểu hay dịch áp xe của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm kháng thể trong máu để chẩn đoán bệnh, tuy nhiên phương pháp phân lập nuôi cấy vi khuẩn vẫn là phương pháp mang lại độ tin cậy cao nhất.

vicare-thong-bao-nhung-tinh-nao-da-co-benh-nhan-mac-benh-whitmore-body-2
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có môi trường sống là đất và nước

4. Điều trị bệnh whitmore

Tùy vào từng loại nhiễm trùng khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng phác đồ điều trị sao cho phù hợp . Thông thường, quá trình điều trị sẽ được chia thành 2 đợt.

Đợt 1: tấn công vi khuẩn bằng kháng sinh liều cao ( thường truyền tĩnh mạch) trong vòng 10-14 ngày.

Đợt 2: dùng kháng sinh đường uống duy trì trong vòng 3-6 tháng kế tiếp.

  • Hai loại kháng sinh được truyền tĩnh mạch để điều trị bệnh whitmore thường được dùng nhất là Cefrazidime, dùng mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem dùng mỗi 8 giờ.
  • Các kháng sinh đường uống duy trì ở đợt 2 bao gồm Trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) được dùng mỗi 8 giờ. Đối với các trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp sử dụng nhiều loại kháng sinh cùng lúc.
  • Các trường hợp áp xe phổi, nếu sau 6 tháng bệnh nhân vẫn còn khối áp xe thì bác sĩ sẽ xem xét đến kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ.
  • Trường hợp bệnh nhân không tuân thủ các đợt điều trị, nguy cơ bệnh vẫn có khả năng tái phát, khi đó tiên lượng điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
  • Bệnh whitmore có khả năng diễn biến nặng và nguy hiểm đến tính mạng do đó cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh whitmore lên tới 40%.
  • Hiện tại chưa có vaccine phòng ngừa bệnh cũng như không có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, do đó mọi người cần cẩn thận với căn bệnh này.

5. Những tỉnh nào đã có bệnh nhân mắc bệnh whitmore?

  • Đến nay, tại Nghệ An đã công bố có 3 trẻ bị nhiễm bệnh whitmore.
  • Sau đó, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện thêm một bệnh nhân nam dương tính với bệnh whitmore.
  • Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận có 20 trường hợp mắc, các bệnh nhân đến từ Thái Nguyên, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh...
vicare-thong-bao-nhung-tinh-nao-da-co-benh-nhan-mac-benh-whitmore-body-3
Bé trai ở Nghệ An bị nhiễm bệnh whitmore

6.Phòng ngừa bệnh whitmore

Tránh bơi trong nước ngọt hay tiếp xúc trực tiếp với bùn đất tại các vùng đã có xuất hiện dịch, nhất là vào mùa mưa.

  • Mang ủng và găng tay cao su khi làm việc với bùn đất.
  • Tránh tiếp xúc với nước, bùn đất nếu có trầy xước da. Nếu có trầy xước thì lập tức rửa sạch vùng da với xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn.
  • Sử dụng nước sạch, uống nước đun sôi.
  • Nếu có triệu chứng nghi ngờ có bệnh thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh whitmore. Với các thông tin hữu ích trên đây, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức giúp phòng tránh đối với bệnh để bảo vệ được bản thân cũng như những người xung quanh.

Xem thêm:

  • Bạn đã từng nghe đến bệnh Whitmore?
  • Cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm Whitmore