Thời tiết chuyển mùa đỏng đảnh, gia tăng trẻ mắc bệnh hô hấp
Từ tháng 9 đến nay, tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em có xu hướng tăng cao, khiến các bệnh viện tuyến trên bắt đầu lo quá tải. Từ tháng 9 đến nay, tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em có xu hướng tăng cao, liên quan đến thời tiết chuyển mùa và môi trường không khí bị ô nhiễm. Tại các khoa Nhi và bệnh viện chuyên khoa nhi ở Hà Nội, số trẻ em mắc bệnh hô hấp đến khám, điều trị bệnh ng...
Thời tiết chuyển mùa đỏng đảnh, gia tăng trẻ mắc bệnh hô hấp
Từ tháng 9 đến nay, tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em có xu hướng tăng cao, khiến các bệnh viện tuyến trên bắt đầu lo quá tải.
Từ tháng 9 đến nay, tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em có xu hướng tăng cao, liên quan đến thời tiết chuyển mùa và môi trường không khí bị ô nhiễm. Tại các khoa Nhi và bệnh viện chuyên khoa nhi ở Hà Nội, số trẻ em mắc bệnh hô hấp đến khám, điều trị bệnh ngày càng đông đã khiến số bệnh nhi điều trị nội trú đang ở mức cao nhất. Ngày 12/10, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ mắc bệnh hô hấp đến khám cũng tăng vọt đang là áp lực lớn khi bệnh viện này đã cam kết không để bệnh nhân nằm ghép. Bệnh nhân ở đây chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phế quản phổi. Tuy số trẻ mắc ho gà đến khám ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số ca trẻ viêm phổi do các nguyên nhân khác nhập viện ngày càng tăng đã khiến lượng bệnh nhân tại khu điều trị nội trú đã ở mức cao nhất; mặc dù những trẻ mắc bệnh nhẹ được điều trị ngoại trú hoặc chuyển về bệnh viện tuyến dưới. Trong số hơn 1600 bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương tính đến ngày 12/10, có khoảng 300 bệnh nhi mắc bệnh về hô hấp, trong đó gần một nửa là bệnh nhân nặng phải hỗ trợ thở ô xy hoặc thở máy. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, số trẻ mắc bệnh hô hấp đến khám trong tháng 8 chỉ chiếm gần 40%, nhưng từ tháng 9 đến nay, con số này đã tăng lên gần gấp đôi, gây nên tình trạng quá tải, bệnh nhi phải nằm ghép 2 đến 3 cháu/1 giường... BS Nguyễn Thành Nam, trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết thời điểm đang chuyển mùa nên trẻ mắc bệnh hô hấp vào viện gia tăng hơn hẳn so với trước. Theo ông Nam, có đến 2/3 số trẻ em vào khám bệnh những ngày qua là trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản..., trong khi trước đó nhóm trẻ này chỉ chiếm 40% bệnh nhi khám tại bệnh viện. Rất đông bệnh nhân chờ xếp hàng đóng tiên viện phí cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh chụp ngày 12/10) Theo TS Trần Minh Điển, thời tiết giao mùa Thu - Đông nên bệnh hô hấp tăng, chúng tôi đã có sự chủ động có phương án, mở thêm 1 đơn vị 40 giường nữa dành riêng cho các bệnh nhi bệnh vừa và nặng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và không để bệnh nhi phải nằm ghép. “Các ông bố, bà mẹ cần chú ý khi môi trường thời tiết thay đổi cần giữ gìn cho con sạch sẽ, nhất là giữ gìn vệ sinh mũi họng, chân tay, sạch sẽ, nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, tránh đưa trẻ đến các vùng tập trung đông người, nhất là những em bé dưới 1 tuổi... Ở mùa này những bệnh lý mãn tính về hô hấp dễ tái phát, những bệnh nào có vắc xin phòng bệnh thì cố gắng đưa trẻ đi tiêm phòng đủ mũi, đúng lịch để tránh bị bệnh nặng đáng tiếc” – BS Điển nói Cũng theo BS Trần Minh Điển, thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có hệ thống bệnh viện vệ tinh, chuyển giao nhiều kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, trong đó có cả những kỹ thuật điều trị bệnh hô hấp. Do vậy, người dân nên cân nhắc kỹ khi cho trẻ đến thẳng bệnh viện tuyến trung ương vừa tránh được tình trạng quá tải, lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Khi trong gia đình có người bị hắt hơi, sổ mũi cần phòng tránh bằng cách che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang... để không lây bệnh sang các thành viên khác. - Ảnh minh hoạ Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng các bệnh viêm tai mũi họng, viêm đường hô hấp trong thời điểm này cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường trái cây, vitamin. Ngoài ra, cần là chú ý tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Một vấn đề hết sức lưu ý là đảm bảo nhiệt độ phòng, tránh tình trạng trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh. Khi trong gia đình có người bị hắt hơi, sổ mũi cần phòng tránh bằng cách che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang... để không lây bệnh sang các thành viên khác. Trong một số trường hợp trẻ bị ho, sốt, sổ mũi, chơi bình thường, khi chưa thể đi khám bác sĩ thì cha mẹ có thể theo dõi cho trẻ ở nhà. Có thể uống các thuốc ho, hạ sốt, cho trẻ ở nơi thoáng mát. Nếu trẻ thở nhanh, sốt cao ăn uống kém, mệt mỏi nhiều thì cần đưa con đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời
Nguồn: Thái Bình http://suckhoedoisong.vn/ >>> Xem thêm: Báo động: 70% trẻ nhập viện vì bệnh đường hô hấp