Thói quen ngủ ngắn như tổng thống Mỹ có ảnh hưởng sức khỏe không?

Các Tổng thống Mỹ đều là những con người bận trăm công nghìn việc, họ chỉ dành 3-5h mỗi đêm để ngủ. Vậy thói quen ngủ ngắn như tổng thống Mỹ có ảnh hưởng sức khỏe không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Thói quen ngủ ngắn như tổng thống Mỹ có ảnh hưởng sức khỏe không? Thói quen ngủ ngắn như tổng thống Mỹ có ảnh hưởng sức khỏe không?

Các Tổng thống Mỹ đều là những con người bận trăm công nghìn việc, họ chỉ dành 3-5h mỗi đêm để ngủ. Vậy thói quen ngủ ngắn như tổng thống Mỹ có ảnh hưởng sức khỏe không?

Ngủ ngắn là ngủ như thế nào?

Ngủ ngắn tức là giấc ngủ của bạn chỉ trong một thời gian ngắn. Theo đó, thay vì giấc ngủ dài từ 6-8 tiếng/đêm thì bạn chỉ ngủ 2-4h/ đêm. Quỹ thời gian tiết kiệm từ giấc ngủ, bạn sẽ dùng để làm việc hoặc thực hiện những sở thích khác.

Phương pháp ngủ ngắn – Polyphasic Sleep tức là ngủ nhiều giấc ngủ nhỏ trong ngày. Đây là phương pháp có từ thời trung cận đại 700 năm trước, danh họa thiên tài Leonardo Da Vinci đã áp dụng. Tức là cứ 4 giờ đồng hồ, ông lại dành 15 phút để ngủ. Thời gian còn lại ông dành để nghiên cứu, sáng tác nghệ thuật.

Giấc ngủ chia làm 4 giai đoạn:

  • Light Sleep (Vừa chợp mắt): Giai đoạn vô nghĩa, chiếm tới 1 nửa thời gian giấc ngủ
  • Deep Sleep (Giai đoạn ngủ sâu): không mơ, không mộng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng quan trọng để nghỉ ngơi, hồi phục thể lực, cơ bắp.
  • REM (Rapid Eye Movement – xuất hiện những cơn mơ)
  • Wake (Giai đoạn thức giấc)

Ngủ ngắn sẽ loại bỏ các giai đoạn vô nghĩa của giấc ngủ, trực tiếp đi vào giai đoạn ngủ sâu cơ thể vẫn được phục hồi, không tốn thời gian vào giai đoạn khác.

vicare.vn-thoi-quen-ngu-ngan-nhu-tong-thong-my-co-anh-huong-suc-khoe-khong-body-1

Các phương pháp ngủ ngắn

Với những tổng thống, những tỷ phú họ cực kì bận rộn, họ đã áp dụng phương pháp ngủ ngắn này để đảm bảo sức khỏe.

  • “Dymaxion” – 2 giờ: Tỷ phú Buckminster Fuller – kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ đã áp dụng kỹ thuật ngủ 2h này rất hiệu quả. Theo công thức: 4 giấc ngủ 30 phút mỗi 6 giờ = 2 giờ. Sau 2 năm áp dụng lịch trình này, bác sĩ cho biết ông có sức khỏe tuyệt vời, tràn trề năng lượng.
  • “Siesta” – 6,5 giờ: Phương pháp ngủ 6,5 giờ của Winston Churchill – Thủ tướng Anh, gần giống nhất với phương pháp ngủ của người hiện đại. Công thức là ngủ 5h vào ban đêm, 1.5h vào ban ngày. Ngủ trưa 1.5h và ngủ tối lúc 8h và thức dậy lúc 3h sáng.
  • “Tesla” – 2 giờ 20 phút: Tức là 2 giờ ngủ ban đêm và 20 phút ngủ ban ngày. Nhà vật lý nổi tiếng người Mỹ Nikola Tesla đã áp dụng theo phương pháp này, vẫn duy trì sức khỏe tốt.
  • “Everyman” – 2,5 giờ: Khoảng cách giữa các giấc ngủ ngắn phân chia bằng nhau, sau 2.5h bạn nên ngủ 15 phút, giấc ngủ này khá linh hoạt, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngủ ngắn có ưu điểm: Thời gian lãng phí bị cắt giảm, hiệu quả giấc ngủ tăng. Loại bỏ khoảng thời gian thừa là giai đoạn vừa chợp mắt. Thời gian tỉnh táo tăng lên, làm nhiều hơn nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.

Nhược điểm: Cần phải tuân thủ lịch trình, nếu bạn bỏ qua 1 giấc ngủ thì cơ thể sẽ mệt mỏi. Theo Huffington Post, ngủ 3-4h/ đêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm trí, tính khí.

Các tổng thống Mỹ - áp dụng thành công phương pháp ngủ ngắn

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump thuộc 1% dân số, duy trì thói quen ngủ ngắn, nhóm người không bao giờ ngủ lịm hoặc ngủ nướng vào sáng hôm sau. Ông Trump chỉ ngủ 4-5h/ đêm, làm việc đến 1h sáng, thức dậy lúc 5h sau đó đọc báo, xem tivi. Ông cho hay: “ Khi còn là doanh nhân, tôi cũng ngủ rất ít. Nhờ đó, tôi có thể hoàn thành nhiều việc hơn ngủ đủ giấc”.

Nhóm người có thói quen ngủ ngắn tự nhiên như ông Trump, tỉnh giấc sớm nhưng vẫn tràn đầy năng lượng. Đây là một dạng đột biến gen được chuyên gia Đại học California, Mỹ, nghiên cứu 20 năm trước.

  • Trong hai nhiệm kỳ của mình, Barack Obama cũng có thói quen ngủ muộn. Sau khi dùng bữa tối, ông dành 4-5h ngồi trong thư phòng đọc báo, tin tức, email. Sau đó ông Obama chỉ ngủ từ 2h đến 7h sáng rồi dậy tập thể dục. Văn phòng của ông thường nhận mail lúc 1h sáng. Nhân viên Nhà Trắng quen nhận các cuộc gọi hội nghị lúc 11h đêm.
  • Tổng thống Bill Clinton cũng không ngoại lệ, ông chỉ ngủ 4-6h/ đêm. Ông thường thức khuya, gọi cho nhân viên trao đổi công việc, đọc sách, báo chính trị lúc 1h đêm. Ông tự nhận mình mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Đây là nguyên nhân khiến Clinton phẫu thuật tim khi tuổi 50.
  • Trong các tổng thống Mỹ ngủ ngắn, ta không thể không nhắc đến Goerge H.W. Bush. Thời gian sống tại Nhà Trắng, Bust “cha” chỉ ngủ 2h/đêm, chỉ từ 2h – 4h sáng. Ông thường nghỉ ngơi buổi trưa, đi xa ông sẽ sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ tranh thủ chợp mắt.

Thói quen ngủ ngắn như tổng thống Mỹ có ảnh hưởng sức khoẻ không?

vicare.vn-thoi-quen-ngu-ngan-nhu-tong-thong-my-co-anh-huong-suc-khoe-khong-body-2

Duy trì thói quen ngủ ngắn có thể gây ra những tác hại khôn lường:

  • Thiếu ngủ có thể gây tai nạn: Đặc biệt khi tham gia giao thông, gây mất tập trung, lừ đừ, dễ gây tại nạn. Nghiên cứu chỉ ra rõ ràng hiệu quả làm việc của những người ngủ ngắn thấp hơn, thường xuyên gặp rủi ro trong công việc.
  • Nhận thức chậm hơn: Thiếu ngủ, ngủ ít có thể khiến não bộ mệt mỏi, giảm tỉnh táo, não bộ không thể năng động để xử lý các công việc liên quan đến học tập, ghi nhận kiến thức.
  • Các vấn đề về sức khỏe đe dọa đến tính mạng: 90% người mất ngủ, ngủ ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim đập nhanh bất thường, huyết áp cao, tim, suy tim, đột quỵ.
  • Dễ gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần, cụ thể là trầm cảm. Ngủ ít hơn 6h . đêm sẽ dễ bị chẩn đoán trầm cảm, lo lắng.
  • Lão hóa sớm: Ngủ ít sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng trên da, da lão hóa sớm, sạm da, da xuống sắc. Cấu trúc da trở nên lỏng lẻo, da nhiều nếp nhăn quanh mắt, quầng thâm mắt.
  • Giảm trí nhớ: Khi ngủ đủ giấc, não chúng ta tạo ra gợn sóng sắc nhọn để củng cố trí nhớ. Gợn này liên quan đến kí ức với nhau và lưu chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn đến trí nhớ dài hạn. Khi ngủ không đủ giấc, não chỉ ghi nhớ tạm thời, khó khăn trong thời gian dài, dễ quên.
  • Khó tập trung: Ngủ ít, ngủ ngắn khó tập trung. Càng công việc đòi hỏi tập trung cao độ như chính trị càng phải ngủ đủ giấc.
  • Tăng cân: Tác phụ dụng của mất ngủ, ngủ ít là tăng cảm giác đói, thèm ăn. Nếu ngủ ít hơn 7h/ đêm sẽ có nguy cơ tăng gấp 2 lần so với ngủ đủ giấc.

Lưu ý để có sức khỏe tốt khi ngủ ngắn

  • Ngủ ngắn đồng nghĩa với việc hoạt động, tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Vì thế bạn cần ăn uống nhiều hơn bình thường. Cần đảm bảo chế độ sinh hoạt, khoa học, đầy đủ sức khỏe để sinh hoạt, làm việc nhiều hơn thì ăn uống nhiều hơn, đủ chất.
  • Ngủ ngắn cần quan tâm đến không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái để ngủ sâu giấc hơn.
  • Nếu thực hiện phương pháp ngủ ngắn phải áp dụng đúng lịch trình, không được bỏ giấc.
  • Người lứa tuổi đang phát triển, bệnh nhân tim mạch không nên thực hiện phương pháp ngủ ngắn.

Xem thêm:

  • Ngủ ngắn, ngủ sâu - Bạn đã hiểu ý nghĩa giấc ngủ của trẻ hay chưa?
  • Trẻ sơ sinh ngủ ít có thêm 6 dấu hiệu này chắc chắn trở thành thiên tài trong tương lai
  • Ngủ ngon - cách để có một giấc ngủ lành mạnh