Thói quen ăn uống là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em
Những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ bằng chế độ ăn uống không đúng cách sẽ ảnh hướng đến thể chất và dinh dưỡng của trẻ. Dưới đây là những "mẹo vặt" do chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ (*)bạn có thể tham khảo để kiểm soát lối sống và cải thiện sức khỏe cho con yêu. -Đừng bắt trẻ ăn bất cứ loại trái cây gì khi chúng không muốn ăn. -Không cho trẻ ăn quá nhiều, chia nhỏ các ...
Thói quen ăn uống là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em
Những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ bằng chế độ ăn uống không đúng cách sẽ ảnh hướng đến thể chất và dinh dưỡng của trẻ. Dưới đây là những "mẹo vặt" do chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ (*)bạn có thể tham khảo để kiểm soát lối sống và cải thiện sức khỏe cho con yêu.
-Đừng bắt trẻ ăn bất cứ loại trái cây gì khi chúng không muốn ăn.
-Không cho trẻ ăn quá nhiều, chia nhỏ các bữa ăn khoảng 3 tiếng/ lần và không cho ăn gì giữa các bữa, cũng không để trẻ đói quá 4 tiếng.
-Không cho trẻ uống sữa khi bé đang bị cảm lạnh, ho, sốt hoặc táo bón.
-Thử tự làm một vài món ăn vặt ngon lành tại nhà, hoặc mua từ các cửa hàng đảm bảo vệ sinh.
-Tập cho trẻ ăn bánh kẹp, súp hay bánh gạo do nhà làm, sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc ăn pizza, burger, mì tôm, mì Ý v.v...
-Tập cho bé ăn những món ăn được chế biến từ thực phẩm tươi như: gạo, rau, thịt tươi v.v...
-Dư thừa acid trong dạ dày hoặc táo bón là nguyên nhân chính khiến trẻ bị hỏng răng.
-Đừng bỏ qua những triệu chứng về táo bón hay những cử chỉ khác thường của con bạn.
-Không nên cho trẻ uống sữa lắc/ salad trái cây.
-Đừng cho trẻ uống sữa/trà/café pha với những thứ khác (tránh trộn sữa với những thức ăn có muối)
Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con của mình ăn trái cây và uống sữa hàng ngày. Nhưng rõ ràng là những đứa trẻ uống sữa và ăn trái cây thường xuyên lại gặp rất nhiều những vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, ho, táo bón, sốt, đau dạ dày v.v... Chuyên gia dinh dưỡng (*) khuyến cáo rằng chỉ nên cho trẻ ăn trái cây và uống sữa trong trường hợp trẻ có thể tiêu hóa được hai thứ này, nếu không, nó sẽ gây ra rất nhiều vấn đề khác. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị đầy bụng hoặc cảm thấy không muốn ăn gì cả. Những lúc như vậy, các bậc cha mẹ thường cho con mình trái cây và sữa với mục đích là dỗ dành cho con ăn thêm một thứ gì đó khác. Nhưng thực chất các bé khỏi bệnh ho, cảm lạnh, táo bón và các vấn đề về sức khỏe khác chỉ với việc dừng trái cây và sữa.
Nhiều khi bố mẹ cũng không hiểu rằng con mình bị đầy bụng do thừa acid trong dạ dày ăn quá nhiều, và đứa trẻ cũng không biết thừa acid là gì, và không thể biểu lộ được ra. Đứa trẻ chỉ có thể bày tỏ việc mình không thể tiêu hóa thức ăn theo cách tự nhiên nhất. Đây là những điều bố mẹ cũng cần lưu ý.
Lời khuyên từ chuyên gia:
Trước hết, các bậc cha mẹ nên xây dựng một lối sống rõ ràng cho con cái mình.
Bố mẹ cần phải ấn định thời gian ăn và ngủ, hãy cho con mình ăn những thức ăn khỏe mạnh và ngon lành đúng giờ.
Theo gợi ý của chuyên gia, bạn có thể cho trẻ ăn vào các khoảng thời gian: 8 giờ sáng, 12 giờ trưa, 4 giờ chiều và 8 giờ tối. Thời gian ngủ tốt nhất cho sức khỏe là từ 9h30 tối đến 6h sáng hôm sau. Một giấc ngủ kéo dài 8 tiếng rất cần thiết cho tất cả những đứa trẻ.
Ngủ sớm dậy sớm giúp trẻ con khỏe mạnh hơn. Hãy cố gắng làm theo điều này. Đừng để đứa trẻ bị căng thẳng vì thời gian biểu của bố mẹ. Việc điều chỉnh thời gian biểu sẽ giúp con bạn có lối sống khỏe mạnh hơn, ít gặp các bệnh về đường tiêu hóa hơn.
Dr. Yogesh Joshi (*)
Nguồn: Practo