Thời hạn bảo quản sữa mẹ đúng cách trong từng điều kiện nhiệt độ
Hiện nay phong trào hút sữa và bảo quản sữa mẹ khá phổ biến. nhiều mẹ cho rằng bảo quản sữa mẹ là phương pháp tốt nhất nhằm đảm bảo cho trẻ có đủ lượng sữa bú trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, cách bảo quản sữa mẹ không đúng có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, thậm chí nhập viện khoa tiêu hóa do bị tiêu chảy.
Thời hạn bảo quản sữa mẹ đúng cách trong từng điều kiện nhiệt độ
Hiện nay phong trào hút sữa và bảo quản sữa mẹ khá phổ biến. nhiều mẹ cho rằng bảo quản sữa mẹ là phương pháp tốt nhất nhằm đảm bảo cho trẻ có đủ lượng sữa bú trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, cách bảo quản sữa mẹ không đúng có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, thậm chí nhập viện khoa tiêu hóa do bị tiêu chảy.
8 sai lầm phổ biến về bảo quản sữa mẹ
Dùng các vật dụng không đảm bảo chất lượng, vệ sinh
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi chị em sử dụng dụng cụ hút sữa cũ được thanh lý. Lúc này mẹ có nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm mốc tiềm ẩn trong máy hút sữa cũ mặc dù bạn đã thay mới các phụ kiện. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng, tắc tia sữa, ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé bú.
Trữ sữa bằng dụng cụ không có nắp đậy
Các dụng cụ chứa sữa không có nắp đậy cẩn thận sẽ là nơi để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiều tác hại đến nguồn sữa.
Bảo quản sữa mẹ chung với các thực phẩm khác
Những thức ăn sống như thịt, rau, trứng, ... để chung với sữa mẹ rất nguy hiểm vì các vi trùng, vi khuẩn từ thực phẩm có thể chuyển sang các túi sữa. Khi trẻ uống phải có thể bị tiêu chảy do không đảm bảo vệ sinh.
Đặt sữa ở ngay cửa tủ lạnh
Nhiều chị em có thói quen để ngây cửa tủ lạnh cho thuận tiện và không bị quên. Thế nhưng điều này lại vô tình khiến cho việc bảo quản sữa mẹ hoàn toàn sai cách. Việc đóng mở cửa tủ thường xuyên làm nhiệt độ không ổn định nên sữa nhanh bị hư, có mùi chua.
Thời gian trữ sữa quá lâu
Ở nhiệt độ bình thường, sữa mẹ cần được dùng trong 1 tiếng, nếu ở ngăn mát tủ lạnh là 2 tiếng. Tuy nhiên, nếu dùng tủ đông chuyên biệt thì thời gian trữ sữa có thể lên đến 6 tháng. Về mặt lý thuyết là vậy nhưng các mẹ không nên để quá lâu vì sẽ làm vitamin, khoáng chất có trong sữa bị mất hoặc giảm đi đáng kể.
Chứa quá nhiều sữa trong túi đựng
Một số chị em có thói quen đổ đầy sữa vào túi trữ mà quên mất rằng khi bị đông lạnh chúng sẽ giãn nở ra, khiến túi sữa bị tràn ra làm hỏng sữa. Bên cạnh đó, việc chứa quá nhiều sữa vào trong ngăn đá để trữ đông cũng không tốt vì nhiệt độ làm lạnh không cung cấp cho các túi sữa. Điều này vô cùng nguy hiểm vì trẻ bú phải sữa hư sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
Trộn chung sữa mới và sữa cũ
Trộn chung sữa đã làm lạnh với sữa vừa hút đang còn ấm thực sự không tốt do chênh lệch nhiệt độ và biến đổi chất dinh dưỡng. Do vậy các mẹ nên hạn chế làm việc này để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho con.
Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng
Sai lầm này thực sự tai hại bởi lò vi sóng không dùng để hâm sữa do nhiệt độ cao, làm nóng nhanh và không đều nên nguồn sữa bị ảnh hưởng. Do vậy mẹ cần lưu ý về phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách để tốt cho sự phát triển về thể chất của con.
Dùng dụng cụ gì để bảo quản sữa mẹ là đúng nhất?
Có thể thấy, vật dụng bảo quản sữa mẹ là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp nguồn sữa không bị ảnh hưởng về chất lượng sau này. Vì thế, chị em có ý định trữ sữa cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nên ưu tiên sử dụng các bình chứa làm từ chất liệu thủy tinh, nhựa cứng cao cấp hoặc túi trữ sữa chuyên dụng. Bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng mẹ và bé với chi phí phù hợp.
- Dụng cụ trữ sữa cần được vô trùng. Việc làm này giúp bảo quản sữa mẹ tốt nhất, giữ được dinh dưỡng trọn vẹn và tránh sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Lưu ý về thời hạn bảo quản sữa mẹ theo từng loại nhiệt độ
Tùy thuộc vào từng điều kiện môi trường khác nhau mà vấn đề thời gian bảo quản sữa sẽ không giống nhau. Hiểu rõ điều này sẽ giúp mẹ biết cách xem xét sữa còn dùng được hay không và đảm bảo sức khỏe cho em bé.
- Khi ở nhiệt độ trên 26 độ C thì sữa sau khi được vắt chỉ dùng trong 1 giờ đồng hồ
- Khi nhiệt độ phòng ở mức dưới 26 độ C thì có thể bảo quản sữa mẹ trong 4 giờ
- Nếu nhiệt độ dưới 21 độ C thì thời gian giữ sữa an toàn là 8 – 10 tiếng
- Khi để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được trong 3 ngày
- Ở ngăn đông tủ lạnh là 3 tháng
- Tủ lạnh chuyên biệt chỉ dùng để trữ sữa thì có thể kéo dài đến 6 tháng
Mặc dù thời hạn trữ sữa có thể rất dài nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong 2 tuần. Vì nếu càng để lâu thì các chất miễn dịch và dinh dưỡng có trong sữa sẽ mất đi và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Kinh nghiệm bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn
Sử dụng bình chứa đúng quy chuẩn, có nắp đậy. Dán nhãn về ngày giờ vắt sữa. Lúc lấy ra cho em bé bú thì tuần tự sữa vắt trước dùng trước, sữa vắt sau cho trẻ dùng sau.
- Chỉ nên đổ 3⁄4 dung tích của bình chứa, tương ứng khoảng 60 – 120ml, sau đó các lần sau có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Các mẹ có thể bảo quản sữa mẹ thành từng phần nhỏ tương ứng với khẩu phần ăn mỗi lần của trẻ để không gây lãng phí nguồn sữa khi bé bú không hết.
- Nên bảo quản sữa mẹ ở vị trí trong cùng của ngăn mát tủ lạnh và vị trí trên cùng của ngăn đá tủ lạnh. Tốt nhất mẹ nên sắm một tủ lạnh nhỏ chuyên để tích trữ sữa, giúp sữa không bị các vi khuẩn gây hại tấn công.
- Khi muốn bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá, chị em nên để sữa ở ngăn mát trước rồi mới chuyển lên ngăn đá để tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột. Tương tự, trước khi sử dụng 1 ngày nên bỏ sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát rồi mới làm ấm sữa và mang ra sử dụng.
Xem thêm:
- Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ vắt từ máy hút sữa
- Dùng chung máy vắt sữa có thực sự an toàn như bạn nghĩ