Thời gian ủ bệnh zona kéo dài bao lâu?
Zona thần kinh – bệnh mà nhiều người vẫn đang nhầm lẫn với bệnh giời leo thường xuất hiện vào mùa hè hoặc mùa mưa, đã và đang gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Vậy “zona thần kinh là gì?” và “thời gian ủ bệnh là bao lâu?” là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
Thời gian ủ bệnh zona kéo dài bao lâu?
Zona thần kinh – bệnh mà nhiều người vẫn đang nhầm lẫn với bệnh giời leo thường xuất hiện vào mùa hè hoặc mùa mưa, đã và đang gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Vậy zona thần kinh là gì và thời gian ủ bệnh là bao lâu là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
Zona thần kinh là bệnh gì?
Zona thần kinh là bệnh xuất hiện do sự tái hoạt động của một loại virus có tên khoa học là varicella zoster – virus gây bệnh thủy đậu, do đó bệnh thường thấy ở những người có tiền sử mắc thủy đậu. Thông thường sau khi điều trị bệnh thủy đậu, virus không bị tiêu diệt hoàn toàn mà ẩn vào trong tế bào thần kinh và hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian dài, có thể là mấy chục năm, virus tái hoạt động trở lại và hình thành bệnh zona. Động lực nào khiến cho các virus này tái hoạt động cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Các triệu chứng của bệnh
Zona có thể xuất hiên ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể và lây lan theo đường đi của các dây thần kinh.
Thông thường triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau nhức một phía của cơ thể tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh mà virus ẩn mình và ngứa da. Sau 1 đến 3 ngày ban sẽ nổi lên ở những vị trí đau ngứa, ban có màu đỏ sậm. Trong vòng 10 đến 12 ngày tiếp theo các ban sẽ tụ mủ và đóng vảy. Ban sẽ biến mất sau 2 tới 3 tuần, ở vị trí vảy bong đi có thể để lại sẹo.
Zona thần kinh thường kèm theo sốt cao và mệt mỏi.
Trường hợp ban xuất hiện ở gần mắt thì cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để khám chữa vì virus có khả năng lan đến mắt là tổn thương và gây mù mắt.
Thời gian ủ bệnh zona kéo dài bao lâu?
Trước khi những mẩn đỏ xuất hiện, bệnh nhân có cảm giác đau rát vùng da trước đó vài ngày đến một tuần. Có thể thấy thời gian ủ bệnh tương đối dài, có thể lên đến một tuần bệnh mới xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng của zona, vì vậy để tránh chẩn đoán nhầm bệnh cũng như tránh bệnh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và có hướng điều trị phù hợp cần hết sức chú ý.
Điều trị zona như thế nào?
Bệnh được điều trị càng sớm càng tốt, có thể đến bệnh viện để được bác sĩ chữa trị, cũng có thể điều trị bệnh tại nhà.
Sử dụng các thuốc chống virus để ngăn chặn sự phát triển của virus, tùy trạng vào tình trạng bệnh mà có liều lượng sử dụng khác nhau.
- Khi phát hiện các mụn nước có dịch đục thì cần dùng kết hợp với thuốc kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn, các loại kháng sinh đời đầu được khuyến khích sử dụng vì mang lại hiệu quả cao.
- Thuốc kháng histamine có tác dụng giảm ngứa da.
- Có thể dùng kèm thuốc giảm đau thần kinh.
- Trường hợp mụn nước xuất hiện ở mặt cần sử dụng kèm thuốc chống viêm steroid nhằm mục đích ngăn chặn phù nề có thể gây ra bởi virus tác động vào dây thần kinh sọ não vùng đầu mặt.
- Có thể dùng thuốc để bôi lên các mụn nước giúp mụn mau se lại và liền nhanh hơn.
- Tuyệt đối không được gãi mụn nước vì việc làm này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.
Chú ý: việc điều trị bằng thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dự phòng
Không có cách nào để dự phòng bệnh zona thần kinh, bệnh có nguồn gốc từ bệnh thủy đậu nên chỉ những người từng mắc thủy đậu mới có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thủy đậu lại dễ dàng lây lan chỉ bằng việc tiếp xúc gần gũi với bệnh nhận thủy đậu và điều này đương nhiên làm tăng khả năng mắc bệnh zona của bạn trong tương lai.
Tiêm vaccine là cách tốt để ngăn ngừa thủy đậu, điều này đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc zona thần kinh.