Thời gian sống của bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn 2
Là loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhưng ung thư trực tràng là căn bệnh có thể chữa khỏi. Vậy ung thư trực tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu, có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc điều trị và phòng tránh ung thư trực tràng.
Thời gian sống của bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn 2
Vị trí và chức năng của trực tràng trong cơ thể
Trực tràng (tên khoa học: rectum intestinum) là khúc ruột nằm ở đoạn cuối ruột già và có cấu trúc thẳng, dài khoảng 10 – 15cm. Đặc điểm nhận diện trực tràng là chúng thường có hình chữ xích ma ở đoạn đầu và co giãn thành bóng trực tràng ở đoạn cuối.
Nhiệm vụ của trực tràng: là nơi chứa phân trước khi đào thải ra ngoài thông qua hậu môn. Nhằm giúp cho việc bài tiết phân thuận lợi, trực tràng sẽ tiết ra chất nhầy để bôi trơn.
Vị trí của trực tràng khác nhau ở nam và nữ giới:
● Nam: trực tràng nằm ở sau bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt
● Nữ: trực tràng liên kết với tử cung và âm đạo. Phía trước trực tràng là cổ tử cung, thân tử cung và vòm âm đạo
Ung thư trực tràng là căn bệnh xảy ra ở hệ tiêu hóa và phát triển từ trực tràng. Ung thư trực tràng có 4 giai đoạn phát triển của bệnh. Ung thư trực tràng giai đoạn 2 đã có tình trạng các khối u xâm lấn tới các mô lân cận nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.
Các giai đoạn của ung thư trực tràng giai đoạn 2
Đối với ung thư trực tràng giai đoạn 2, dựa trên mức độ xâm lấn của tế bào ung thư, bệnh sẽ được phân chia thành các đoạn nhỏ:
● Giai đoạn 2A: ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã di chuyển đến các lớp cơ của thành đại tràng
● Giai đoạn 2B: bệnh phát triển ở một mức cao hơn so với giai đoạn 2A khi tế bào ung thư đã vượt qua lớp ngoài cùng của đại tràng để xâm lấn tới niêm mạc bao quanh ổ bụng
● Giai đoạn 2C: đây là mức độ nặng nhất của ung thư trực tràng giai đoạn 2 khi khối u đã tấn công đến các mô hoặc cơ quan xung quanh
Mức độ nguy hiểm của ung thư trực tràng giai đoạn 2
Theo nhận định, có đến 90% ung thư trực tràng hình thành là do sự chuyển hóa từ u lành tính sang ác tính của các u thịt tồn tại ở niêm mạc ruột già (còn gọi là polyp). Trong đó, polyp ở dạng nhung mao là có nguy cơ dẫn đến ung thư cao nhất. Các khối u lành tính tồn tại và bám chặt vào thành ruột, sau đó chúng phát triển dần về kích thước thành các cục u nhô ra. Lúc phân đi qua trong quá trình đào thải sẽ tạo ra cọ xát, gây đau hoặc thậm chí tắc ruột nếu các cục u to và dày đặc.
Thời gian để các polyp lành tính chuyển sang ung thư trực tràng kéo dài khoảng 10 năm và diễn tiến bệnh thường âm thầm. Nhưng khoảng thời gian này có thể rút ngắn hơn nếu trong gia đình đã có tiền sử mắc bệnh ung thư trực tràng. Do hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm ra lý do chuyển hóa từ u lành tính sáng ác tính nên khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn. Lúc này, các tế bào ung thư đã xâm lấn các cơ quan xung quanh và gây ra tình trạng rối loạn chức năng, tăng nguy cơ tử vong.
Ung thư trực tràng giai đoạn 2 đã có những xâm lấn nhất định trên cơ thể, tuy nhiên khả năng chữa khỏi hoặc sống trên 5 năm vẫn khả quan. Do vậy, người bệnh không nên quá suy sụp dẫn đến mất tinh thần, bi quan mà ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng giai đoạn 2
Nếu ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng chưa rõ ràng khiến nhiều người lầm tưởng mắc bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường thì đến giai đoạn 2 dấu hiệu của bệnh đã rõ ràng hơn.
Ung thư trực tràng giai đoạn 2 đã có những ảnh hưởng nhất định lên hệ tiêu hóa và gây ra các hệ lụy cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số biểu hiện chính mà người bệnh cần lưu ý:
● Đi ngoài ra máu: sự tổn thương bên trong ruột gây nên hiện tượng chảy máu do phân đi qua những khối u này và tạo nên sự va quệt. Điều này khiến cho lúc đại tiện phân sẽ kèm dịch nhầy màu tối hoặc kèm máu. Cảm giác muốn đi ngoài sẽ thường xuyên hơn và nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, người người do chủ quan không đi khám chuyên khoa nên lầm tưởng bản thân bị bệnh lị hoặc bị trĩ và tự ý mua thuốc uống. Thực trạng này rất hay xảy ra và gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe.
● Ăn uống không ngon miệng, giảm cân: do ung thư trực tràng thuộc về hệ tiêu hóa nên khi bệnh ở giai đoạn 2 đã tấn công vào thành đại tràng và các cơ quan lân cận nên người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn uống kém, khẩu vị không thấy ngon. Thể chất sụt giảm nên tinh thần người bệnh luôn mệt mỏi kéo dài, không có sức lực. Đôi khi hiện tượng thiếu máu sẽ xuất hiện do mất máu trong thành ruột gây ra.
● Đau bụng với mật độ thường xuyên hơn: đau bụng kèm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu. Ung thư trực tràng giai đoạn 2 đã có sự xâm lấn, cản trở đường ruột nên sẽ gây ra những cơn đau co thắt ở bao tử đau tức vùng bụng (do xâm lấn vào ruột kết và khoang bụng).
Khi thấy những dấu hiệu trên, bạn nên đến bệnh viện để được các chuyên gia chẩn đoán, tầm soát và điều trị kịp thời để kéo dài thời gian sống sót.
Khả năng sống được bao lâu khi bị ung thư trực tràng giai đoạn 2
Thời gian sống đối với người ung thư trực tràng giai đoạn 2 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (tầm soát ung thư, chuẩn đoán bệnh là yếu tố quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ cho người bệnh), mức độ đáp ứng của cơ thể với phác đồ điều trị, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ, tâm lý, ...
Theo các chuyên gia, khả năng chữa khỏi bệnh cho người ung thư trực tràng giai đoạn 2 tương đối khả quan. Với phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u, có đến 70% người bệnh được chữa khỏi và có cuộc sống bình thường. Khoảng 35 – 60% bệnh nhân sẽ kéo dài thời gian sống kéo dài trên 5 năm.
Phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 hiệu quả
Ung thư trực tràng giai đoạn 2 được xem như là giai đoạn chuyển tiếp từ diễn biến bệnh từ nhẹ sang nặng. Chính vì vậy việc điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn sự phát triển và xâm lấn của tế bào ung thư trực tràng.
Cách điều trị cho người ung thư trực tràng giai đoạn 2 tùy vào thể trạng, vị trí khối u tồn tại, tác dụng phụ để đưa ra phác đồ phù hợp. Biện pháp thường áp dụng trong điều trị ung thư giai đoạn 2 là phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khối u ác tính, hóa trị, xạ trị.
● Phẫu thuật:
Hiện nay, phương pháp nội soi hiện đại ít xâm lấn, tránh mất máu, hồi phục nhanh, hiệu quả cao trong loại bỏ khối u ác tính trong trực tràng. Có thể kết hợp phẫu thuật với hóa – xạ trị để làm nhỏ kích thước khối u, tiêu diệt tế bào ung thư có khả năng lây lan. Kỹ thuật nội soi sử dụng đầu dò để thực hiện mà không cần phải mổ hở ổ bụng hoặc vùng xương chậu như phương pháp truyền thống.
● Hóa trị:
Được xem là phương pháp hỗ trợ có hiệu quả nhất trong điều trị ung thư trực tràng ở giai đoạn 2 nhờ vào cơ chế chống xâm lấn hoặc ngăn chặn khối u phát triển trước và sau phẫu thuật. Hóa trị là hình thức tiêm hoặc truyền hóa chất vào người để tiêu diệt mầm mống gây ung thư trực tràng, giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, hóa trị để lại khá nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân như: rụng tóc, nôn, mệt mỏi, tiêu diệt tế bào lành tính, giảm cân, sức khỏe suy yếu.
● Xạ trị:
Với trường hợp khối u nằm ở vị trí khó tiếp cận hoặc diễn tiến của bệnh nhanh thì nên dùng thêm phương pháp hỗ trợ xạ trị. Xạ trị có thể thực hiện trước và sau phẫu thuật để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Xạ trị là dùng phóng xạ hoặc tia X có mức phá hủy cao để làm phá vỡ cấu trúc DNA và hạn chế khả năng nhân lên của tế bào ung thư. Cũng giống như hóa trị, các tia xạ trị không phân biệt được tế bào khỏe mạnh nên cũng bị tác động.
Phòng tránh bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2
- Giữ tinh thần lạc quan: việc giữ cho tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bác sĩ và kỹ thuật hiện đại sẽ giúp bệnh mau chóng được đẩy lùi hơn. Chính vì vậy, khi phát hiện bị ung thư trực tràng, đừng xem như đây là “bản án tử hình” để rồi từ chối mọi liệu pháp điều trị. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực để mau chóng hồi phục và bệnh không phát triển nặng hơn.
- Lối sống lành mạnh: tránh xa thuốc lá, rượu bia bởi đây là 2 tác nhân khiến nguy cơ ung thư trực tràng khởi phát. Chế độ ăn uống an toàn và đảm bảo đủ chất, ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa mầm mống ung thư.
- Duy trì tập luyện, vận động mỗi ngày (ít nhất 30 phút) là cách tăng cường sức đề kháng, miễn dịch chống lại sự tấn công của tế bào gây ung thư. Đi bộ là môn thể thao giúp cơ thể thải độc, ngăn ngừa các mỡ thừa trong thành ruột tích tụ tạo thành polyp có khả năng gây ung thư.
- Tái khám, tầm soát bệnh định kỳ: đây là việc nên làm và cần thiết đối với người phát hiện bệnh ung thư trực tràng. Vì ung thư trực tràng giai đoạn 2 hoàn toàn có thể chữa trị được nên việc phát hiện sớm có ý nghĩa đặc biệt. Ngoài ra, tầm soát sau khi điều trị ung thư trực tràng để phòng ngừa tái phát.
Xem thêm:
- Ung thư đại trực tràng - những điều bạn cần biết
- Ung thư đại trực tràng nguy hiểm như thế nào?