Thời gian nào thì cho trẻ tập đứng là tốt nhất?

Đối với trẻ sơ sinh sau thời gian phát triển các bé sẽ trở nên cứng cáp hơn rất nhiều, và các hoạt động của trẻ cũng dần được tiến triển để nâng cao. Và khi trẻ đã tự đứng lên được, thì chắc chắn việc trẻ có thể đi lại lon ton quanh quẩn dưới chân mẹ sẽ xảy ra vào một ngày gần nhất. Vậy bố mẹ có biết thời gian nào thì nên cho trẻ tập đứng hay không? Để có thể biết được những thay đổi cần chuẩn bị cho giai đoạn mới này của trẻ, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Thời gian nào thì cho trẻ tập đứng là tốt nhất? Thời gian nào thì cho trẻ tập đứng là tốt nhất?

Đối với trẻ sơ sinh sau thời gian phát triển các bé sẽ trở nên cứng cáp hơn rất nhiều, khả năng về các vận động của trẻ như lật, lẫy, bò, trườn... cũng dần được nâng lên. Và khi trẻ đã tự đứng lên được, thì chắc chắn việc trẻ có thể đi lại lon ton quanh quẩn dưới chân mẹ sẽ xảy ra vào một ngày gần nhất. Vậy bố mẹ có biết thời gian nào thì nên cho trẻ tập đứng hay không? Để có thể biết được những thay đổi cần chuẩn bị cho giai đoạn mới này của trẻ, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Dấu hiệu để cho trẻ tập đứng

Là bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn thấy sự phát triển nhanh chóng ở con trẻ, nhưng bạn cần phải nắm được thời điểm thích hợp để hỗ trợ con thì mới mang đến thành công nhất định. Có một số người hay suy nghĩ rằng, cứ để trẻ phát triển tự nhiên rồi con cũng sẽ biết đi biết nói. Tuy nhiên, vai trò có bố mẹ đối với trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Bạn chính là đôi tay, đôi chân và là người bạn đồng hành của con từ cách con tập bò, tập đứng, tập đi, tập nói...

Thông thường thời điểm để giúp trẻ tập đứng sẽ rơi vào tháng thứ 7 - tháng thứ 10, khoảng thời gian trước đó khi trẻ được 4 tháng tuổi trở đi thì con đã có thể tự bò, trườn và ngồi vững. Và khi ở tháng thứ 8, con sẽ có khả năng bám vào một đồ vật nào đó như thành cũi, thành ghế, hay có sự giúp đỡ từ bàn tay của bố mẹ... thì con đã có thể đứng lên. Ban đầu chân bé sẽ có phần chập choạng khi đứng, không thể giữ thăng bằng. Sau một vài ngày, nếu được làm quen với việc đứng này thì bé con sẽ tự tin đứng chựng và sau đó mấp mé để di chuyển thân người nhờ vịn vào các đồ vật trên.

vicare.vn-thoi-gian-nao-thi-cho-tre-tap-dung

Mẹ sẽ vô cùng hạnh phúc khi thấy con rón rén đôi chân lúc chạm chân dưới sàn để tập đứng

Vậy cho trẻ tập đứng sớm có được không?

Có nhiều bậc phụ huynh rất nôn nóng để nhìn thấy con mình đặt chân xuống đứng vững vàng, cất những bước đi đầu đời. Nhưng bố mẹ cần phải biết, sự phát triển của trẻ nhỏ phải đúng lúc đúng thời điểm. Và không phải tất cả các trẻ đều có sự phát triển như nhau, nên bạn cần tránh sự so sánh giữa các bé để bình tĩnh mà chờ đời.

Ví dụ như khi bé chỉ bắt đầu ở tháng thứ 5 - thứ 6, trẻ chỉ có thể lẫy người hoặc bò và đặc biệt là đôi chân của con vẫn chưa thực sự cứng cáp. Nhưng có bố mẹ đã đưa tay ra để trẻ bám vào để con làm quen với việc đứng lên, hay cho con vịn vào bất cứ đồ vật gì và đứng đó khá lâu. Đến khi bé khóc, không còn trụ nỗi nữa thì bố mẹ mới đỡ bé xuống. Chính việc làm tưởng chừng như là giúp đỡ này, khiến bé xảy ra tình trạng chân vòng kiềng khi lớn lên. Đây là sự biến dạng xương của chân, khi xương cẳng chân của bé còn yếu mà bố mẹ đã vội tập cho trẻ đi đứng. Lúc này con hoàn toàn chưa đỡ được sức nặng của cơ thể và gây ra kết quả trên.

Chính vì thế các ông bố, bà mẹ của HoiBenh nên phải thật cẩn trọng trong việc chăm sóc cho trẻ. Đừng nên quá nôn nóng, mà hãy theo dõi sự phát triển toàn diện của con mình. Để biết rằng đâu là lúc thích hợp để bắt đầu dạy con làm quen với việc tập đứng.

vicare.vn-thoi-gian-nao-thi-cho-tre-tap-dung

Bố mẹ hãy luôn sát cánh để nâng đỡ và cổ vũ con khi tập đứng

Lưu ý khi cho trẻ tập đứng

Cho trẻ tập đứng nghe có vẻ khá dễ dàng, tuy nhiên bố mẹ phải thật sự lưu ý những vấn đề sau đây để có thể chăm sóc và bảo vệ an toàn cho con trong thời điểm quan trọng này:

  • Không nên cho trẻ bám vào những đồ vật có cạnh sắc nhọn
  • Nên để con tiếp xúc với sự bám vịn trong tầm với, không nên đặt để quá xa khiến con chồm người mất thăng bằng
  • Sắp xếp các vật dụng dễ vỡ, có tính sát thương ra khỏi không gian bé tập đứng
  • Có thể trải một tấm nệm nhỏ và mỏng bên dưới sàn trong những ngày đầu tiên để khi bé ngã sẽ không bị đau. Vì mẹ hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, rằng trước khi con yêu biết đi sẽ có những vấp ngã đầu đời. Rồi bé sẽ tự đứng lên và bước tiếp cuộc hành trình.
  • Bạn hãy luôn bên cạnh để giúp bé tập đứng, không nên bỏ con chơi vơi lạc lõng...