Thời điểm và cách đo đường huyết cho kết quả chính xác nhất

Ngày nay bệnh đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến. Đo đường huyết là xét nghiệm chính để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Vì vậy có rất nhiều người thắc mắc về các biện pháp đo đường huyết, thời điểm và cách đo đường huyết chính xác nhất để từ đó tầm soát sớm các căn bệnh có liên quan. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về đo đường huyết.

Thời điểm và cách đo đường huyết cho kết quả chính xác nhất Thời điểm và cách đo đường huyết cho kết quả chính xác nhất

Ngày nay bệnh đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến. Đo đường huyết là xét nghiệm chính để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Vì vậy có rất nhiều người thắc mắc về các biện pháp đo đường huyết, thời điểm và cách đo đường huyết chính xác nhất để từ đó tầm soát sớm các căn bệnh có liên quan. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về đo đường huyết.

Đo đường huyết là gì?

Đo đường huyết là xác định nồng độ đường (glucose) trong máu. Đường trong máu thường được tổng hợp từ carbonhydrate có trong thức ăn hàng ngày. Nồng độ đường trong máu thường được duy trì ở mức tiêu chuẩn và được kiểm soát bởi các hooc môn trong cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh lý chỉ số đường huyết cũng có thể thay đổi dẫn đến vượt ngưỡng đường huyết quy định.

Vì vậy việc đánh giá đường huyết giúp đánh giá tình trạng tăng hay giảm của đường huyết, từ đó có thể chẩn đoán các bệnh liên quan đến chuyển hóa, nội tiết và một số hooc môn như insulin, glucagon.

Mục đích của đo đường huyết

Bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra đường huyết hoặc cũng có thể tự đo đường huyết ở nhà bằng máy đo đường huyết. Mục đích của việc đo đường huyết cũng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Đặc biệt các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân đái tháo đường đo đường huyết hàng ngày với mục đích dưới đây:

  • Theo dõi thường xuyên và đánh giá tác dụng của các phương pháp điều trị mà bác sĩ đang sử dụng trên từng bệnh nhân
  • Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn cũng như lối sống của bệnh nhân lên nồng độ glucose trong máu, từ đó bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên để điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp
  • Giúp bác sĩ đánh giá lại mục tiêu điều trị tổng thể sau mỗi lần điều trị đái tháo đường
  • Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố khác như tình trạng bệnh tật hoặc trạng thái tâm lý sức khỏe lên nồng độ đường huyết của bệnh nhân
vicare.vn-thoi-diem-va-cach-do-duong-huyet-cho-ket-qua-chinh-xac-nhat-body-1

Ai cần đo đường huyết thường xuyên?

Theo thông tư hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh của Bộ y tế: Những người có chỉ số BMI lớn hơn 23 (nam có vòng bụng>90cm, nữ có vòng bụng> 80cm ) thuộc trường hợp có nguy cơ cao cần kiểm tra đường huyết.

Ngoài ra những trường hợp có một trong các yếu tố nêu dưới đây cũng cần đo đường huyết :

  • Có lối sống ít vận động, lười tập thể dục thể thao
  • Nam có vòng bụng trên 90cm, nữ có vòng bụng trên 80cm
  • Gen di truyền: gia đình có người đã bệnh lý đái tháo đường
  • Nồng độ HDL cholesterol nhỏ hơn 0.9 mmol/L hoặc nồng độ triglyceride lớn hơn 2.28 mmol/L
  • Phụ nữ có tiền sử bị buồng trứng đa nang hoặc đái tháo đường thai kỳ
  • Có dấu hiệu rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước hoặc chỉ số HbA1c lớn hơn hoặc bằng 5.7%
  • Bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc xơ vữa động mạch

Bên cạnh đó bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu về số lần bệnh nhân phải thực hiện đo đường huyết. Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân bị đái tháo đường đều được yêu cầu đo đường huyết tại nhà. Cụ thể là :

Bệnh nhân đái tháo đường typ I

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đo đường huyết khoảng 10 lần một ngày. Thường trước bữa ăn,trước và sau khi tập thể dục, trước khi đi ngủ và có thể là đo đường huyết lúc nửa đêm. Bạn có thể phải đo đường huyết thường xuyên hơn khi bị ốm, thay đổi thói quen hoặc khi uống thuốc khác để đánh giá lượng đường huyết khi có một yếu tố nào đó thay đổi.

Bệnh đái tháo đường typ II

Số lần bạn phải đo đường huyết tùy thuộc vào lượng thuốc và insulin mà bệnh nhân sử dụng. Thông thường nếu bệnh nhân mới chỉ sử dụng liệu pháp dùng thuốc (chưa dùng insulin), hoặc điều trị bằng biện pháp điều chỉnh chế độ ăn thì gần như bệnh nhân không cần đo đường huyết hàng ngày. Còn trong trường hợp bệnh nhân phải dùng đến insulin tác dụng kéo dài, bệnh nhân có thể phải kiểm tra đường huyết 2 lần trong ngày: trước khi ăn sáng và ăn tối.

Đo đường huyết lúc nào là chuẩn nhất?

Không có câu trả lời chính xác nhất cho thời điểm tự đo đường huyết để có kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên bạn nên đo đường huyết vào lúc đói (vào buổi sáng khi bạn chưa ăn uống gì cả) hoặc đo 1-2h sau khi ăn

Muốn đánh giá kết quả đường huyết chính xác nhất, bạn cần xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Một số loại xét nghiệm đường huyết thông thường:

  • Xét nghiệm glucose trong máu ngẫu nhiên: máu sẽ được lấy ngẫu nhiên, bệnh nhân không cần nhịn đói. Xét nghiệm này chỉ có tác dụng đánh giá sơ bộ. Sau khi có kết quả, nếu nồng độ đường trong máu lớn hơn 11,1 mmol/L có thẻ bạn đã mắc bệnh. Còn khi kết quả nhỏ hơn 11,1 bạn cần làm thêm xét nghiệm nữa để khẳng định khả năng mắc bệnh
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: xét nghiệm này lấy máu của bệnh nhân buổi sáng và yêu cầu bệnh nhân chưa được ăn uống gì. Nếu nồng độ glucose trong máu cao hơn 7 mmol/L, có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu nhỏ hơn 7mmol/L, cần làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định.
  • Xét nghiệm dung nạp đường: liệu pháp này sẽ được tiến hành lấy máu và xét nghiệm sau hai giờ nhân viên y tế yêu cầu bạn uống một lượng nước đường nhất định.
vicare.vn-thoi-diem-va-cach-do-duong-huyet-cho-ket-qua-chinh-xac-nhat-body-2

Cách đo đường huyết như thế nào là chuẩn?

Ngoài việc kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế với phương tiện xét nghiệm chính xác, bạn có thể kiểm tra được huyết bằng cách đo đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết:

Chuẩn bị

Máy đo đường huyết và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của chúng trước khi dùng. Chú ý khi mua máy đo đường huyết cần lưu ý về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ của máy. Bên cạnh đó 4 bộ phận của máy gồm: kim, bút đẩy kim, kim lấy máu và que thử. Cần kiểm tra và lựa chọn loại que thử phù hợp với máy.

Các bước tiến hành

  • Rửa sạch và lau khô tay của bạn
  • Đưa que thử máu vào máy
  • Chích đầu ngón tay bằng bút đã lắp sẵn kim
  • Bóp hoặc nặn ngón tay lấy một giọt máu
  • Nhỏ giọt máu trên đầu ngón tay vào đầu que thử
  • Đợi máy hiển thị và đọc kết quả

Sau khi đọc kết quả, nếu thấy kết quả vượt ngưỡng cho phép, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra lại và được bác sĩ tư vấn điều trị hiệu quả nhất. Máy kiểm tra đường huyết chỉ có tác dụng tầm soát đái tháo đường, không thể kiểm tra chính xác. Vì vậy không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà khi phát hiện nồng độ đường trong máu quá cao.

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

  • Mức đường huyết trước khi thức giấc là 90mg - 130mg/dL( 5-7 mmol/L).
  • Trước khi ăn có thể dao động trong khoảng từ 70mg/dL đến 130mg/dL (4-7mmol/L).
  • Mức đường huyết có thể tăng cao sau 1- 2h ăn nhưng không thể vượt quá 180mg/dL.
  • Bên cạnh trước khi đi ngủ mức đường huyết nên nằm trong khoảng từ 110 mg/dL đến 150mg/dL.

Trong bất cứ trường hợp nào dưới ngưỡng 70 hoặc trên ngưỡng 150mg/dL đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến chuyển hóa đường trong cơ thể.

Xem thêm:

  • Cách điều trị hạ đường huyết tại nhà
  • Điều duy nhất bạn cần để kiểm soát đường huyết