Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Ăn dặm là một trong những bước tiến trong sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhưng nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn có thể làm trẻ bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng....Vậy thì thời điểm nào là tốt nhất để mẹ cho trẻ ăn dặm? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Ăn dặm là một trong những bước tiến trong sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhưng nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn có thể làm trẻ bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng....Vậy thì thời điểm nào là tốt nhất để mẹ cho trẻ ăn dặm? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi trẻ đạt 6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Vì đây là thời gian cơ thể trẻ có thể hấp thụ dưỡng chất nhanh nhất và cũng là thời gian trẻ bắt đầu có nhu cầu năng lượng cao mà mình sữa mẹ không đủ nuôi dưỡng trẻ. Từ 6 tháng tuổi trở lên năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp cho trẻ khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó ở giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày.
Một lý do nữa mà mẹ cần cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 là lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ lúc này đã không còn, do vậy nếu không được bổ sung thêm bằng cách ăn các loại thực phẩm chứa sắt trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất của trẻ là vào lúc trẻ được 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất ở trẻ cũng ở nhóm tuổi này.Dấu hiệu cho mẹ biết khi nào nên cho trẻ ăn dặm
Bé có thể tự giữ thẳng đầu. Nghĩa là khi mẹ đặt bé ngồi vào trong ghế ăn, bé đã có thể tự ngồi vững (có thể cho bé dựa đầu vào ghế) và tự giữ thẳng đầu của mình.
Bé muốn thử những món ăn ở trên mâm cơm gia đình. Mẹ có thể thử cho bé đến gần mâm cơm, quan sát trong đôi mắt bé xem có phải bé đang nhìn chăm chú và đưa tay ra muốn nắm lấy những món ăn trên bàn không?. Nếu bé không nhìn mà chỉ đưa tay ra lấy thì đó chỉ là hành động tự nhiên của trẻ không phải là dấu hiệu của việc muốn ăn.
Bé chóp chép miệng khi nhìn thấy người lớn đang ăn. Mẹ hãy quan sát trẻ, xem có phải trẻ đang nhìn mình ăn một cách say sưa và đôi môi bắt đầu chuyển động chép miệng nhai theo mình hay không. Mẹ có thể thử đưa cho trẻ một chút thức ăn xay nhuyễn hoặc là thức ăn dạng loãng xem bé có chịu ăn và nuốt không hay là dùng lưỡi đẩy thức ăn ra. Nếu trẻ ăn và nuốt lúc này mẹ có thể yên tâm cho trẻ ăn dặm.
Tuy nhiên cũng có thể có những trường hợp trẻ đã có đủ các dấu hiệu trên dù chưa được 6 tháng tuổi, nhưng sẽ tốt hơn cho bé nếu mẹ kiên nhẫn thêm chút nữa, chờ cho đến khi bé đủ 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Vì lúc này, cơ thể bé mới có khả năng tự tiết ra enzyme có chức năng tiêu hóa các loại thức ăn khác ngoài sữa.
Nếu như mẹ vì nôn nóng mà cho bé ăn dặm quá sớm, hoặc là vì bé nhẹ cân mà quyết định cho bé ăn dù chưa đủ 6 tháng tuổi, thì bé sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé lúc này chưa phát triển đầy đủ để có thể dung nạp những loại thức ăn mới.
Ngược lại, nếu như mẹ chọn thời điểm cho bé ăn dặm quá trễ, bé có thể đã quá quen với cảm giác bú sữa và trở nên lười nhai hơn. Từ đó sinh ra biếng ăn, và dẫn đến những hệ quả không tốt sau này. Ngoài ra, từ giai đoạn 6 tháng, bé rất cần bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng phong phú để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình.
Trên đây là một vài thông tin về quá trình ăn dặm ở trẻ mà mẹ nên biết. Hi vọng qua bài viết này mẹ đã biết khi nào mẹ nên cho trẻ ăn dặm, những dấu hiệu nào ở trẻ chứng tỏ trẻ đã bắt đầu muốn ăn và tác hại của việc mẹ không phán đoán đúng thời điểm cho con ăn dặm từ đó có chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho con tốt hơn.