Thời điểm nào nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?

Cho đến nay, viêm não Nhật Bản vẫn chưa có thuốc chữa. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin. Thời điểm nào là tốt nhất để đưa trẻ đi tiêm phòng? Cần lưu ý những gì khi tiêm loại vắc xin này? Những thông tin cần thiết về vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ có trong bài viết dưới đây.

Thời điểm nào nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản? Thời điểm nào nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?

Thời gian và độ tuổi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản phù hợp

Thời gian tiêm

Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra tổn thương đến hệ thần kinh trung ương. Ai cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên, trẻ em từ 2 đến 6 tuổi chiếm đến 75% số ca mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng hay bùng phát vào mùa hè , rơi vào các tháng 6, 7 và 8.

Vắc xin viêm não Nhật Bản có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Hiện nay, loại vắc xin chính đang được sử dụng là loại vắc xin bất hoạt sản xuất từ não chuột đạt chất lượng cao, an toàn và đã được xuất khẩu ra nước ngoài.

vicare.vn-thoi-diem-nao-nen-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-body-1

Độ tuổi tiêm

Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở đi có thể tiêm mũi vắc xin viêm não Nhật Bản đầu tiên và nên tiêm trước mùa hè khoảng 1 tháng để vắc xin phát huy được tối đa 100% tác dụng. Bởi hè là thời điểm bùng phát bệnh mạnh nhất.

Thông thường, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vắc xin để phòng bệnh:

  • Mũi tiêm đầu tiên: Khi trẻ 12 tháng tuổi.
  • Mũi tiêm thứ 2: Sau khi tiêm mũi đầu tiên từ 1 đến 2 tuần.
  • Mũi tiêm 3: Sau mũi tiêm đầu tiên tối thiểu là 1 năm.

Sau 3 mũi tiêm đầu tiên, trẻ vẫn cần phải tiêm nhắc lại 3 năm/lần, mỗi lần 1 mũi tiêm cho đến khi trẻ 15 tuổi. Do khoảng thời gian 3 năm cách xa nhau nên bố mẹ thường bị quên lịch trình tiêm vắc xin. Để tránh tình trạng này, bố mẹ có thể ghi chú lại thời gian tiêm mũi tiếp theo vào điện thoại hoặc chỗ nào đó dễ nhìn, dễ nhớ để đưa trẻ đi tiêm đúng thời gian đã quy định.

Vì lý do nào đó mà thời gian tiêm mũi đầu tiên và mũi thứ 2 cách xa nhau khoảng vài tháng thì bố mẹ nên cho trẻ tiêm lại từ đầu vì khi đó mũi 1 sẽ không còn hiệu lực và không phát huy được tác dụng của nó.

Đối với những trẻ trên 5 tuổi nếu chưa được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì nên tiêm càng sớm càng tốt với lịch tiêm như trên và mũi tiêm nhắc lại là 5 năm/lần cho đến 15 tuổi. Còn đối với người lớn, nếu chưa tiêm thì cũng nên tiêm ngay với 3 mũi cơ bản. Trong trường hợp đã tiêm liều cơ bản thì chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.

Tác dụng phụ thường gặp và cách phòng tránh khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Những tác dụng phụ thường gặp

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, những tác dụng phụ thường xuất hiện khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao gồm:

  • 5 đến 10% người được tiêm vắc xin, chỗ tiêm sẽ xuất hiện dấu hiệu đau, sưng đỏ.
  • Và giờ sau khi tiêm (thường là tiêm mũi 2 và mũi 3) một số người có thể gặp các hiện tượng sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và các hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 1 đến 2 ngày.
  • Người được tiêm có biểu hiện choáng, sốc sau khi tiêm một vài giờ. Tỷ lệ mắc phải là 1/1 triệu. Khi gặp các dấu hiệu này, cần đưa người vừa tiêm vắc xin tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Trên đây đều là những tác dụng phụ thường gặp và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

vicare.vn-thoi-diem-nao-nen-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-body-2

Phòng ngừa tác dụng phụ

Để phòng ngừa tác dụng phụ do vắc xin viêm não Nhật Bản gây ra, chúng ta cần:

  • Tiêm đúng thời gian đã quy định.
  • Tiêm đúng mũi, đúng liều lượng.
  • Thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ trước khi tiêm.
  • Sau khi tiêm xong, cho trẻ nghỉ, theo dõi khoảng 30 phút rồi hãy rời nơi tiêm. Về nhà, vẫn cần theo dõi trẻ 24 giờ sau tiêm

Vắc xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý cho trẻ đi tiêm theo đúng lịch để trẻ có thể phòng bệnh tốt nhất và phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Bé đang bị ho, sổ mũi có được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản mũi 2 không?
  • Bệnh viêm não Nhật Bản có thể nhận biết sớm không?
  • Làm thế nào để biết trẻ nhỏ đang mắc viêm não Nhật Bản?