Thời điểm giao mùa đừng lơ là với bệnh viêm phế quản ở trẻ
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn. Đặc biệt thời điểm giao mùa như hiện nay các mẹ phải đặc biệt chú ý những phương pháp phòng tránh cũng như dấu hiệu nhận biết được bệnh viêm phế quản ở trẻ đã được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Thời điểm giao mùa đừng lơ là với bệnh viêm phế quản ở trẻ
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn. Đặc biệt thời điểm giao mùa như hiện nay các mẹ phải đặc biệt chú ý những phương pháp phòng tránh cũng như dấu hiệu nhận biết được bệnh viêm phế quản ở trẻ đã được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm thanh khí phế quản thường do virus gây ra, thông thường nhất là do virus influenza. Trẻ nhỏ tầm từ 6 tháng đến 3 tuổi là nhóm tuổi thường rất dễ mắc bệnh này. Theo thống kê, các ca bệnh được phát hiện nhiều nhất ở những bé 1 tuổi. Bé có thể bị nhiễm các virus gây bệnh trong không khí, đồ chơi và các bề mặt khác.Ngoài virus là thủ phạm phổ biến nhất gây bệnh ở trẻ nhỏ thì tình trạng nhiễm khuẩn, dị ứng và việc hít phải khói thuốc lá, khói bụi... cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh
Một số điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ là:
- Độ tuổi: Trẻ từ 18 – 24 tháng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
- Trẻ em bị suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc có cha mẹ bị hen suyễn.
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
Khi mắc bệnh, các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em thường là:
- Ho
- Thở rít trong thanh quản, khó thở
- Giọng khàn
- Sốt
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi
- Phát ban
- Mắt đỏ
- Sưng hạch bạch huyết.
Những triệu chứng này có thể là ở dạng nhẹ hoặc trầm trọng. Các triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn vào ban đêm và kéo dài 1 – 2 ngày.
Dù rằng bệnh viêm phế quản có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh có xu hướng cao hơn. Bệnh thường phổ biến hơn khi giao mùa và thời tiết chuyển lạnh.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Để chẩn đoán tình trạng bệnh của bé, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe phổi của bé. Bác sĩ cũng có thể đặt một thiết bị vào đầu ngón tay của bé nhằm đo lượng oxy trong máu hoặc tiến hành chụp X-quang ngực để phát hiện bệnh viêm phổi.
Hãy đưa con đi bệnh viện ngay nếu bé có các dấu hiệu sau:
- Các cơn ho trở nên tồi tệ hơn
- Sốt cao hơn 39°C
- Thở khò khè, khó thở
- Hít thở nhanh hơn bình thường
- Ho ra máu
- Bị chảy nước dãi hoặc có biểu hiện khó nuốt
- Tỏ ra lo lắng, kích động
- Mệt mỏi quá mức
- Mũi, miệng hoặc móng tay chuyển màu xám hoặc xanh
- Có dấu hiệu mất nước (môi, lưỡi khô), không đi tiểu trong nhiều giờ.
Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em
- Cho bé uống nhiều nước: Việc uống đủ nước sẽ giúp giảm bớt tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn, giúp dễ ho, tống xuất đờm ra ngoài dễ dàng và ngăn ngừa mất nước.
- Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé, đặc biệt nếu bạn sống ở nơi có bầu không khí khô. Không khí ẩm có thể giúp bé thở dễ dàng hơn. Bạn hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giữ máy tạo độ ẩm một cách sạch sẽ. Khi bị nhiễm bẩn, thiết bị có thể làm lây lan vi trùng qua không khí. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn hãy bế bé ngồi trong phòng tắm và xả vòi sen nóng. Cho bé hít thở không khí nóng ẩm trong khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bạn có thể dùng nước muối sinh lý tự làm hoặc mua ngoài nhà thuốc để giúp bé giảm nghẹt mũi. Bạn chỉ cần nhỏ một hoặc hai giọt vào lỗ mũi bé, sau đó lấy khăn lau. Với những bé lớn hơn, hãy dạy bé cách để tự làm vệ sinh mũi.
- Khuyến khích con nghỉ ngơi nhiều.
- Kê đầu bé cao lên khi bé nằm chơi hoặc ngủ sẽ giúp dễ thở hơn.
- Thời tiết lạnh, khói bụi có thể gây kích ứng đường hô hấp của bé. Do đó, bố mẹ nên giữ gìn phòng ốc sạch sẽ, ấm áp, giữ bé tránh xa khỏi những người hút thuốc để bé hồi phục nhanh hơn.
- Để hạ sốt và giảm đau, bạn hãy cho bé uống thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp. Bạn không nên cho bé uống aspirin vì thuốc có thể làm bé mắc hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
- Đừng cho bé uống thuốc ho hay cảm lạnh không kê toa. Ho giúp tống xuất đờm khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn so với dùng thuốc.
Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ
- Quan trọng nhất là điều tiết nhiệt độ cho trẻ phù hợp. Với thời tiết như hiện nay. sáng ra nếu lạnh có thể mặc áo thun, một áo khoác mỏng cho trẻ để đến trường trẻ tự cởi. Với trẻ nhỏ ở trong nhà, nên mặc bộ quần áo thun dài tay là đủ chứ không nên mặc quá nhiều. Cha mẹ có thể thử bằng cách sờ người, chân tay trẻ ấm là đủ. Cửa sổ cũng cần được hé mở để lưu thông không khí.
Khi trẻ nhỏ mới đi ngủ, bé thường bị rất nóng nực, đổ mồ hôi. Lúc này cha mẹ hãy lau mồ hôi cho trẻ, bật quạt thoảng gió nhưng nhớ tắt quạt cho con khi trời lạnh về đêm.
- Cần che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang... để không lây bệnh sang các thành viên khác. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ lớn có ý thức giữ vệ sinh chung, phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình.
- Chế độ ăn nên cho trẻ một chế độ ăn phong phú, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc, phơi khô ráo... Đặc biệt giữ vệ sinh phòng ngủ cho bé, không nên dùng tấm trải sàn. Hãy chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình dễ khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách mà bị viêm mũi dị ứng, lên cơn hen cấp tính phải nhập viện...
Xem thêm:
- Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
- Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần lưu ý