Thời điểm cần tiêm vắc xin viêm não mô cầu

Gần đây tình trạng số bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu ngày càng nhiều và có triệu chứng phức tạp đang là hồi chuông báo động. Tuy là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin viêm não mô cầu.

Thời điểm cần tiêm vắc xin viêm não mô cầu Thời điểm cần tiêm vắc xin viêm não mô cầu

Gần đây tình trạng số bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu ngày càng nhiều và có triệu chứng phức tạp đang là hồi chuông báo động. Tuy là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin viêm não mô cầu.

Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm thế nào?

Viêm não mô cầu (có tên gọi khác là viêm màng não mô cầu) xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng thường ở trẻ em dưới 5 tuổi và nhóm thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 – 20.

Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi khuẩn có tên Neisseria meningitidis gây ra. Vi khuẩn não mô cầu hay cư trú tại vùng hầu họng và mũi, tấn công cơ thể và lây lan nhanh chóng khiến con người có thể mắc bệnh viêm não hoặc viêm màng não.

Những người dễ bị viêm não mô cầu là:

  • Trẻ nhỏ, trẻ em và thanh thiếu niên
  • Người sống tập trung với nhau trong ký túc xá
  • Người mắc một số bệnh rối loạn miễn dịch di truyền từ bố mẹ
  • Người thường xuyên đi đến vùng có tỷ lệ bệnh viêm não mô cầu cao
vicare.vn-thoi-diem-can-tiem-vac-xin-viem-nao-mo-cau-body-1
Rất nhiều trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin viêm não mô cầu

Ngoài việc lây lan nhanh và xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, viêm não mô cầu càng trở nên nguy hiểm còn bởi tỷ lệ tử vong cao nhưng lại khó phát hiện sớm, không có triệu chứng lâm sàng nên gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán khiến việc điều trị chậm trễ, bệnh dễ phát tán thành dịch. Theo nhận định, 60 – 70% tỷ lệ tử vong ở thể tối cấp và với viêm màng não mủ là 30 – 40%.

vicare.vn-thoi-diem-can-tiem-vac-xin-viem-nao-mo-cau-body-2
Phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não mô cầu

Vắc xin viêm não mô cầu là gì?

Chủ động ngăn ngừa bằng vắc xin viêm não mô cầu là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất và giảm thiểu tối đa các biến chứng. Khi tiêm vắc xin viêm não mô cầu sẽ sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn vi khuẩn Neisseria meningitidis. Theo đánh giá của các chuyên gia, những người đã tiêm vắc xin chủng ngừa có thể ngăn chặn đến 98% đối với tuýp viêm não mô cầu.

Hiện nay, có hai loại vắc xin phổ biến để phòng 3 tuýp vi khuẩn hay gặp là A, B và C.

  • Vắc xin Meningo AC (chống não mô cầu do tuýp A và C) có xuất xứ từ Pháp được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn với liều tiêm 0,5ml/lần.
  • Vắc xin do Cu-Ba sản xuất mang tên VA-Mengoc-BC: dùng để tiêm cho trẻ 3 tháng tuổi trở lên, liều tiêm tương tự như vắc xin Meningo AC là 0,5ml/lần. Đây là loại vắc xin viêm não mô cầu từ nhóm huyết thanh B và C.

Đây được xem là hai loại vắc xin được sử dụng rộng rãi và khuyên dùng, an toàn, có giá trị phòng bệnh cao. Bên cạnh đó, vắc xin Menactra phòng não mô cầu 4 tuýp A, C, Y, W-135 đang được nghiên cứu sản xuất thay thế cho vắc xin Meningo AC.

vicare.vn-thoi-diem-can-tiem-vac-xin-viem-nao-mo-cau-body-3
Một loại vắc xin viêm não mô cầu phổ biến tại Việt Nam

Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin viêm não mô cầu

1 thì bạn phải báo ngay cho bác sĩ và chống chỉ định tiêm mũi thứ hai.

Do đó, để đảm bảo không rơi vào trường hợp chống chỉ định cần có bước khám sàng lọc trước tiêm.

  • Vắc xin viêm não mô cầu AC: tiêm mũi 1 khi trẻ được 2 tuổi trở lên (hoặc trẻ trên 6 tháng đã tiếp xúc với người bệnh vẫn có thể đưa trẻ đi tiêm phòng). Tiêm mũi 2 cách mũi 1 từ 3 -5 năm.
  • Vắc xin viêm não mô cầu BC: trẻ từ 3 tháng tuổi (hoặc đối tượng sống tại vùng dịch) tiêm mũi 1, mũi 2 cách mũi tiêm đầu ít nhất 2 tháng.

Để đảm bảo an toàn, cần chủng ngừa cả hai loại vắc xin trên và phải tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tiêm cách nhau bao lâu là hợp lý. Bởi nếu không tiêm đủ thì nguy cơ mắc viêm não mô cầu tuýp khác vẫn xảy ra và gây nguy hiểm.

Một điều quan trọng khác mà phụ huynh cần lưu ý là loại vắc xin này chỉ mới ở dạng dịch vụ chứ chưa đưa vào sử dụng mở rộng. Giá tiêm vắc xin viêm não mô cầu dao động trong khoảng trên dưới 200.000 đồng/mũi nên bố mẹ không phải quá lo lắng về giá cả cao. Chính vì thế, việc tiêm phòng cần cân nhắc kỹ ở khía cạnh tình trạng cơ thể tốt nhất và lên lịch theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh quên lịch tiêm hoặc tiêm không đủ mũi theo quy định dẫn đến mức hiệu quả phòng vệ chưa cao.

Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin viêm não mô cầu

Tương tự như các loại vắc xin khác đang lưu hành, vắc xin viêm não mô cầu có độ an toàn cao, ít để lại tác dụng phụ. Nếu có chỉ ở biểu hiện nhẹ, chỉ khoảng 5 – 10% người được tiêm gặp phải và sẽ mất đi sau 1 – 2 ngày.

Đa số các triệu chứng thường là sốt nhẹ, mệt mỏi, đau và hơi đỏ tại chỗ tiêm. Các phản ứng nặng về thần kinh và dị ứng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không may có phản ứng nặng ở mũi .

Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin viêm não mô cầu

  • Cơ thể sẽ tạo ra cơ chế miễn dịch bảo vệ sau khi tiêm khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, kháng thể này sẽ giảm dần vào năm thứ 3 nên bạn cần ghi nhớ để tiêm nhắc lại mũi 2 để duy trì khả năng bảo vệ lâu dài.
  • Giống như các loại vắc xin khác, vắc xin viêm não mô cầu không thể có hiệu quả 100% và ngăn ngừa hoàn toàn trước sự tấn công của một bệnh viêm não mô cầu tuýp nào đó. Vì thế bạn không được chủ quan mà cần nắm rõ triệu chứng, biểu hiện của bệnh để sớm có biện pháp kiểm tra, chăm sóc y tế kịp thời.
  • Duy trì các thói quen lành mạnh, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không tiếp xúc với người bệnh/ môi trường có dịch bệnh cũng có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc viêm não mô cầu.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, ... là điều cần thiết và phòng bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

  • Tại sao viêm màng não mô cầu gây tử vong?
  • Tiêm phòng viêm màng não mô cầu A C