Thoát vị rốn ở thai nhi: Nguyên nhân, cách phát hiện và điều trị
Thoát vị rốn ở thai nhi là một dị tật bẩm sinh, tuy không di truyền nhưng cũng không thể phòng ngừa và bất cứ thai nhi nào cũng đều có thể gặp. Vậy thoát vị rốn thai nhi là gì? Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi hay không? Chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Thoát vị rốn ở thai nhi: Nguyên nhân, cách phát hiện và điều trị
Thoát vị rốn ở thai nhi là gì? Và thường xảy ra vào tuần thai bao nhiêu?
Thoát vị rốn ở thai nhi là tình trạng vùng rốn ở thành bụng thai nhi bị hở, do đó, một túi phúc mạc vô trùng chứa một phần hoặc toàn phần các nội tạng bên trong bụng bao gồm dạ dày, ruột, thậm chí có thêm gan bị đẩy ra phía ngoài ổ bụng.
Khi thai nhi phát triển bình thường, vào tuần thứ 12 của thai kỳ, ruột bắt đầu di chuyển vào trong ổ bụng, các cơ thành bụng phát triển và khép kín lại. Trước đó, ruột ở ngoài thành bụng. Khi các cơ này không khép kín hoàn toàn sẽ gây ra hiện tượng thoát vị rốn lúc sinh, hoặc khi trẻ lớn lên và trưởng thành.
Một số câu hỏi về hiện tượng thoát vị rốn ở thai nhi
Nguyên nhân gây hiện tượng thoát vị rốn ở thai nhi
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị rốn ở thai nhi là do thai nhi có nhiễm sắc thể bất thường, khiến cơ thành bụng không phát triển, thậm chí là cơ yếu, không đáp ứng kịp với quá trình quay ruột của thai nhi.
Thoát vị rốn ở thai nhi có nguy hiểm?
Khi đường kính thoát vị rốn lên đến hơn 5cm và có chứa gan, quai ruột thì thoát vị rốn nặng. Nếu thoát vị rốn chỉ có ruột thì được xem là tổn thương nhỏ. Trong một số trường hợp, thoát vị rốn ở thai nhi có thể kèm theo các dị tật hoặc xuất hiện biến chứng về hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, các chi, tim bẩm sinh...
Sau khi chào đời, trẻ bị thoát vị rốn sẽ được khám lâm sàng và chụp đánh giá bằng hình ảnh, siêu âm tim để tầm soát các dị tật hình thể khác, dị tật tim bẩm sinh nếu có bất thường. Từ đó có cách thức chữa trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh phù hợp.
Trên thực tế, phần lớn các trường hợp thoát vị rốn ở thai nhi đều có dị tật kèm theo như tim bẩm sinh, tiêu hóa, tiết niệu... Những dị tật này khiến việc chữa trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh phức tạp hơn.
Làm sao để phát hiện thoát vị rốn ở thai nhi?
Siêu âm và chẩn đoán sàng lọc trước sinh sẽ giúp mẹ phát hiện kịp thời dị tật này và được các bác sĩ tư vấn về khả năng hoặc nguy cơ biến chứng ở trẻ và có phương pháp điều trị thích hợp.
Khi siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành khám và theo dõi các cơ quan như tim, phổi, bên cạnh việc kiểm tra cân nặng của thai nhi và nguy cơ sinh non. Siêu âm phát hiện dị tật thoát vị rốn có thể phát hiện từ tháng 5 của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu là nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, chỉ có như vậy mới sớm phát hiện những bất thường của thai nhi.
Thoát vị rốn ở thai nhi có nguy hiểm?
Thoát vị rốn ở thai nhi được các bác sĩ đánh giá là không nguy hiểm nhiều nhưng khi tình trạng này xuất hiện thì có thể kèm theo các dị tật khác hoặc gây ra các biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như: thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh, bất thường về hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và sự phát triển của các chi.
Tuy nhiên, bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì với sự phát triển của y học hiện nay thì hoàn toàn có thể phát hiện bệnh một cách chính xác ngay từ khi còn trong thời kỳ bào thai, mà cụ thể là vào thời điểm tam cá nguyệt thứ 2. Theo đó, một khi phát hiện tình trạng thai nhi bị thoát vị rốn thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đồng thời các bộ phận khác như tim, bộ phận hô hấp, kiểm tra cân nặng thai nhi và khả năng mẹ sinh non là bao nhiêu... để có những giải pháp khắc phục kịp thời nhất.
Những dị tật cũng như biến chứng đi kèm theo tình trạng thai nhi bị thoát vị rốn khá phức tạp. Vì vậy, lời khuyên dành cho mẹ bầu đó là nên đi khám thai định kỳ thường xuyên, chỉ có như vậy mới sớm phát hiện những bất thường của thai nhi, từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Bệnh viện Vinmec là địa chỉ đáng tin cậy để bạn có thể khám thai định kỳ.
Có chữa được thoát vị rốn ở thai nhi?
Điều trị thoát vị rốn ở thai nhi chính là phẫu thuật chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ được sinh ra bị thoát vị rốn không được phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng khối thoát vị bị phù nề, có nguy cơ hoại tử do nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự sống của trẻ. Sau khi chào đời, tùy vào kích thước thoát vị rốn của trẻ sơ sinh lớn hoặc nhỏ, phần tạng thoát vị nhiều hoặc ít, sẽ khác về kết quả phẫu thuật. Cụ thể:
- Kích thước khối thoát vị nhỏ: trẻ sau khi sinh được phẫu thuật để đưa khối thoát vị vào trong ổ bụng, thành bụng được phẫu thuật đóng kín lại. Kết quả phẫu thuật này tương đối tốt.
- Kích thước khối thoát vị lớn và phần tạng thoát vị nhiều: thường rơi vào các trường hợp như khối thoát vị bị nghẹt, khối thoát vị to lên hoặc không mất đi khi trẻ được 1 – 2 tuổi hoặc đến khi trẻ lên 4.
Kỹ thuật phẫu thuật khối thoát vị như sau: tại chân rốn của trẻ sẽ được rạch một đường nhỏ để đưa khối thoát vị vào trong ổ bụng, thành bụng từ hở sẽ được phẫu thuật khép kín lại.
Cuối tháng 01/2019, Bệnh viện Vinmec đã phẫu thuật và cứu sống thành công một trẻ sơ sinh bị thoát vị cơ hoành, đây cũng là một dị tật bẩm sinh tương tự như thoát vị rốn ở thai nhi. Ngay khi chào đời, bé đã được kíp bác sĩ của Bệnh viện Vinmec, đứng đầu là GS.TS.BS Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc, và cũng là một chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật đưa khối nội tạng về đúng vị trí. Bé cũng được đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng sơ sinh tận tâm chăm sóc trong buồng hồi sức và nằm lồng ấp có máy thở. Trải qua những diễn biến nguy kịch và khó lường, nhờ sự phối hợp đồng bộ từ đội ngũ bác sĩ đến điều dưỡng và hệ thống hỗ trợ hồi sức sơ sinh, đã giúp bé duy trì được sự sống. Tại bệnh viện Vinmec, các ca sinh thường hay sinh mổ đều được bác sĩ túc trực để hỗ trợ em bé ngay khi chào đời.
Thoát vị rốn ở thai nhi có thể được phát hiện qua siêu âm. Do đó, phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ để được siêu âm chẩn đoán sàng lọc dị tật trước sinh, và chăm sóc tốt nhất trong thai kỳ, giúp bé yêu khỏe mạnh từ khi còn trong bụng mẹ.
Xem thêm:
- Thoát vị rốn ở thai nhi có nguy hiểm không?
- Bệnh viện Vinmec: Cứu sống trẻ sơ sinh bị thoát vị cơ hoành rất nặng
- Tình trạng thai nhi bị thoát vị rốn nguy hiểm như thế nào?