Thoát vị rốn có nguy hiểm không?

Khi thấy trẻ có triệu chứng rốn lồi lên thành khối nhỏ rồi dần dần phình to lên hơn so với bình thường thì khi đó trẻ mắc bệnh thoát vị rốn. Thoát vị rốn đang ngày càng phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh. Vậy căn bệnh này là gì? Có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc cho bạn về vấn đề này.

Thoát vị rốn có nguy hiểm không? Thoát vị rốn có nguy hiểm không?

Thoát vị rốn là gì?

Thoát vị rốn là hiện tượng xảy ra khi có một tổ chức của ổ bụng hoặc ruột có xu hướng chui ra ngoài. Lúc này, rốn sẽ xuất hiện một khối lồi ra, có thể có dịch ở trong. Thoát vị rốn xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra ở những bé sinh non hoặc có cân nặng thấp. Số lượng bé gái mắc dị tật này thường nhiều hơn bé trai. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Thoát vị rốn xuất hiện như một khối u ở trong hoặc gần rốn. Khi cười, ho, khóc hay đi vệ sinh nó có thể to hơn còn khi nằm xuống thư giãn thì xẹp lại. Có trường hợp thoát vị rốn lặn vào trong bụng và được thành bụng bịt kín lại trước khi bé được 1 tuổi. Nếu không được điều trị, theo thời gian, thoát vị rốn có thể trầm trọng hơn.

vicare.vn-thoat-vi-ron-co-nguy-hiem-khong-body-1

Nguyên nhân gây ra thoát vị rốn

Ở trẻ em, trong thời kì mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trong các cơ bụng của thai nhi. Nếu các cơ thành bụng không khép lại hoàn toàn ở dưới bụng thì có thể gây ra thoát vị rốn ở trẻ sau khi sinh. Thoát vị rốn có thể phát triển khi các mô mỡ hoặc một phần của ruột đi xuyên qua khu vực gần rốn.

Còn ở người lớn, nếu có sự tăng áp lực trong ổ bụng, có thể khiến cho lỗ này dù được bịt kín bị hở ra làm ruột bị trào ra. Nguyên nhân gây ra thoát vị rốn ở người lớn bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Mang thai nhiều lần
  • Phẫu thuật ổ bụng
  • Có nhiều dịch trong khoang bụng
  • Thẩm phân phúc mạc

Những triệu chứng thường gặp khi thoát vị rốn

Triệu chứng thoát vị rốn ở người lớn và trẻ em tương tự nhau. Bằng mắt thường bạn có thể kiểm tra thoát vị rốn bằng cách nhìn thấy 1 khối u tròn nổi lên ở gần khu vực rốn, khi ấn nhẹ sẽ thấy có khối lồi lên.

Trẻ bị thoát vị rốn sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Bụng to, tròn hơn so với bình thường.
  • Vùng da có khối thoát vị rốn sẽ sưng, đỏ.
  • Sốt
  • Nôn
  • Quấy khóc
  • Ưỡn người khi muốn ngồi dậy hoặc đi ngoài
  • Đi ngoài khó khăn
  • Có máu trong phân

Thoát vị rốn ở người lớn thường sẽ gây khó chịu ở vùng bụng.

vicare.vn-thoat-vi-ron-co-nguy-hiem-khong-body-2

Thoát vị rốn có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định, thường rất ít trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp thoát vị rốn khiến 1 đoạn quai ruột bị kẹt, không thể quay trở lại ổ bụng, khiến mô rốn bị tổn thương, gây đau đớn cho người bệnh. Máu ở đoạn ruột này có thể sẽ không được lưu thông, gây hoại tử, nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Điều trị thoát vị rốn như thế nào?

Hầu hết trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi khi 1 - 2 tuổi. Bác sĩ cũng có thể đẩy phần lồi ra ở rốn trở lại bụng. Một số người chữa thoát vị rốn bằng cách dùng đồng xu ấn nhẹ vào chỗ rốn lồi lên. Điều này tuyệt đối không nên thử vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Khi khối u không tự biến mất khi trẻ lên 4 tuổi hoặc bị kẹt ruột, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật. Người lớn bị thoát vị rốn, nhất là khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, gây đau đớn cũng được khuyến cáo phẫu thuật để tránh gây biến chứng.

Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch 1 đường nhỏ ở rốn và đẩy các mô đệm thoát vị trở lại khoang bụng và khâu kín vùng hở trong thành bụng. Ở người lớn, khi phẫu thuật thường sử dụng lưới để củng cố thành bụng. Thời gian phẫu thuật kéo dài từ 20 - 30 phút, áp dụng gây tê nên không gây đau đớn gì cho người bệnh.

Xem thêm:

  • Thoát vị rốn ở thai nhi có nguy hiểm không?
  • Nguy cơ tai hại tiềm ẩn từ việc không vệ sinh rốn thường xuyên
  • Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách