Thoát vị đĩa đệm nên chụp gì để phát hiện bệnh chính xác?
Phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm sớm là cách tốt nhất giúp bạn sớm quyết định thăm khám và có phác đồ điều trị hiệu quả. Vậy thoát vị đĩa đệm nên chụp gì nếu muốn xác định bệnh chính xác nhất?
Thoát vị đĩa đệm nên chụp gì để phát hiện bệnh chính xác?
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Theo thống kê, có tới 70% dân số phải đối mặt với thoát vị đĩa đệm. Trong đó, thoát vị là tình trạng đĩa đệm chịu ảnh hưởng từ một tác nhân nào đó khiến chúng bị bào mòn và lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này khiến cho nhân nhầy tràn ra, chèn ép lên rễ dây thần kinh và gây áp lực cho cột sống. Khi cột sống phải chịu áp lực lớn sẽ dẫn đến những cơn đau nhức. Lúc đầu chúng chỉ là cơn đau cấp tính, đến rồi đi đột ngột. Nhưng khi tổn thương ở đốt sống ngày càng tăng sẽ khiến cơn đau thành mãn tính, ngày càng dữ dội hơn và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của người bệnh.
Nếu thoát vị ở cổ thì tay, vai gáy tê bì và mất khả năng kiểm soát cầm nắm. Còn nếu thoát vị ở vùng lưng sẽ bị tê chân, khó khăn khi đi lại, cúi người, bê vác. Thoát vị đĩa đệm nên chụp gì để phát hiện bệnh chính xác cùng với các cách phát hiện thoát vị đĩa đệm sớm có thể giúp chẩn đoán bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như: Teo cơ, bại liệt, mất kiểm soát chức năng cầm nắm, vận động
2. Các phương pháp giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chính xác nhất
Với những cách phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm đơn giản dưới đây bạn có thể áp dụng tại nhà để xem mình có bị thoát vị đĩa đệm không. Hoặc khi thấy có biểu hiện của bệnh, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra, khi đó các kỹ thuật thu hình ảnh cột sống như chụp X-quang, CT, MRI sẽ giúp bạn chẩn đoán cụ thể.
2.1 Cách phát hiện thoát vị đĩa đệm ở cổ
Cách 1: Kéo cổ phát hiện thoát vị
Người bệnh ngồi trên ghế, người đứng sau đặt 2 bàn tay tại thái dương và cằm của người bệnh sau đó kéo đầu từ từ lên phía trên. Khi thực hiện động tác này mà thấy cơn đau giảm dần thì rất có thể bạn bị thoát vị vùng cổ. Cơn đau gây ra bởi nhân nhày thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh.
Tuy nhiên đây là phương pháp cảm tính chưa xác định được chính xác hoàn toàn. Bởi nhiều trường hợp do tư thế ngồi làm việc không đúng cũng khiến phần cơ cổ mỏi. Khi thực hiện động tác kéo cổ, cơ giãn ra mang cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Cách 2: Kiểm tra phản xạ Hoffman
Kiểm tra phản xạ Hoffman nhằm xác định dây thần kinh có bị tổn thương hoặc chèn ép không. Cách làm khá đơn giản, người bệnh chỉ cần nhờ người khác chạm vào đầu ngón tay đeo nhẫn hoặc dùng lực kéo nhẹ ngón tay giữa hoặc ngón đeo nhẫn. Nếu bình thường, phản xạ của ngón tay sẽ là co lên. Nếu không có phản xạ gì chứng tỏ là dây thần kinh đang bị chèn ép do đĩa đệm cổ bị thoát vị gây nên. Khối thoát bị khiến cánh tay mất cảm giác, đường truyền tín hiệu bị gián đoạn.
Với phương pháp này, nếu muốn kiểm tra thoát vị tại lưng hãy dùng lực kéo ngón chân cái hoặc ngón giữa để kiểm tra.
Cách 3: Kéo căng dây thần kinh chi trước
Bạn ngồi thẳng lưng trên ghế, nâng 2 tay lên cao chú ý phần bắp tay song song với sàn nhà, cánh tay hướng lên trần nhà, giữ nguyên cổ tay. Sau đó duỗi thẳng cánh tay ra phía sau lưng. Nếu thấy dấu hiệu đau cánh tay bất thường có khả năng bạn bị thoát vị.
Nguyên tắc của cách phát hiện thoát vị đĩa đệm tại nhà theo cách này là: Phát hiện hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Chi tay khi hoạt động kéo theo sự di chuyển của các dễ thần kinh, nếu nhân đĩa đệm thoát ra ngoài chèn vào dây thần kinh, thì khi hoạt động sẽ gây đau đớn.
2.2 Các cách phát hiện thoát vị vùng thắt lưng
Cách 1: Kéo căng chân
Bạn nằm ngửa trên sàn nhà, sau đó nhờ một người kéo từ phần mắt cá chân, nếu phần chân giảm đau ngay lập tức thì có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh thoát vị. Đây không chỉ là cách phát hiện thoát vị đĩa đệm tại nhà mà còn là phương pháp giảm đau hiệu quả bạn nên ghi nhớ.
Cách 2: Kiểm tra khả năng hoạt động của khớp
Bạn nằm trên giường và nhờ người khác nâng chân dần dần lên cao, nâng lên thành một góc từ 30 - 70 độ. Nếu phát hiện đau nhức thì có thể liên quan đến dây thần kinh bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm.
Chú ý thoát vị ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có biểu hiện không giống nhau, ví dụ:
- Tại vị trí L2 -L3: hạn chế vận động ở hông.
- Tại vị trí S2: hạn chế vận động đầu gối.
- Tại vị trí L4: nhấc chân gặp khó khăn.
- Tại vị trí L5: ngón chân cái khó cử động.
- Tại vị trí S1: gây hạn chế chuyển động bàn chân, nhấc ngón chân khó.
Cách 3: Hạ thấp người đột ngột
Một trong những cách phát hiện bệnh thoát vị tại nhà khá đơn giản đó chính là thực hiện động tác hạ thấp người đột ngột. Sau khi ngồi thẳng lưng, bạn hạ thấp người về phía trước nhưng đảm bảo lưng dưới cong ra phía sau. Tiếp đến nâng một chân thẳng trước mặt, thấy đau nhức và tê bì nặng khi càng nhấc chân lên cao thì có thể bạn đã mắc bệnh.
Cách 4: Nâng cẳng chân phát hiện thoát vị
Bạn nằm ngửa trên giường, để 2 chân thẳng người, từ từng nâng cả 2 chân khỏi mặt giường tầm 15cm sau đó tăng dần khoảng cách. Nếu càng nhấc cao càng đau chứng tỏ có hiện tượng nhân nhày đĩa đệm thoát ra ngoài chèn vào dây thần kinh.
2.3 Chẩn đoán lâm sàng phát hiện thoát vị đĩa đệm
Chẩn đoán lâm sàng là cách theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua: nghe, quan sát, sờ... Và chưa thông qua xét nghiệm hay chẩn đoán bằng hình ảnh.
Đây là phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng trong khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến một năm. Quá trình chẩn đoán này thường giúp bác sỹ phát hiện tình trạng bệnh ban đầu của hầu hết các bệnh nhân.
Chẩn đoán lâm sàng thông qua biểu hiện ở hội chứng chèn ép dây thần kinh và hội chứng tổn thương cột sống để đánh giá về bệnh:
Hội chứng tổn thương cột sống sẽ có các dấu hiệu như:
- Đau cột sống vùng thắt lưng, xuất hiện từ từ hoặc đột ngột.
- Quan sát hình dáng cột sống xem có cong, vẹo, hay có khối cơ bất thường hay không.
- Xác định điểm đau dọc cột sống bằng cách ấn dọc mỏm gai đốt sống để xác định điểm đau.
- Giảm khả năng hoạt động của cột sống thắt lưng, ví dụ: hạn chế động tác nghiêng, xoay, cúi, ngửa.
Hội chứng chèn ép dây thần kinh cột sống sẽ có các dấu hiệu:
- . Đau cột sống thắt lưng dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
- . Xuất hiện tình trạng đau cơ học: đau khi ho, hắt hơi, vận động, nằm nghỉ ngơi cơn đau giảm dần.
- . Xuất hiện điểm đau cạnh cột sống.
- . Bị rối loạn cảm giác, vận động, phản xạ.
- . Đau có điểm Valleix (là điểm có dây thần kinh tọa đi qua gồm: ụ ngồi và mấu chuyển, nếp lằn mông, mặt sau đùi, nếp khoeo chân).
2. 4 Chẩn đoán cận lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng được coi là khâu quan trọng trong quy trình khám sức khỏe, gồm nhiều kỹ thuật như siêu âm, chụp cắt lớp (CT), chụp X - quang, chụp cộng hưởng từ (MRI)... Đây là kỹ thuật y khoa quan trọng giúp hỗ trợ đắc lực trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh thoát vị.
Có thể nói đây là 3 phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay để chẩn đoán bệnh lý xương khớp trong đó có thoát vị.
Đặc biệt là kỹ thuật chụp MRI, cho phép thu được những hình ảnh chi tiết nhất. Từ hình ảnh cột sống đến mô mềm, dây chằng bao quanh, giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất. Từ đó việc chữa trị cũng trở nên đơn giản hơn do tác động đúng vị trí đau nhức. Đây chính là phương pháp thoát vị đĩa đệm nên chụp để phát hiện bệnh chính xác.
Tuy nhiên, bất kể là lựa chọn phương pháp gì để giúp phát hiện bệnh thì người bệnh nên chọn những địa chỉ thăm khám uy tín. Các cơ sở Y tế có thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao sẽ giúp hỗ trợ chữa bệnh tốt nhất.
Nếu vẫn còn băn khoăn thoát vị đĩa đệm nên chụp gì để phát hiện chính xác bệnh thì sau bài viết này chắc hẳn mỗi người đã tự có cho mình câu trả lời. Tuy nhiên để phát hiện chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm của mình thì bạn nên sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI. Cùng với đó, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị, đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Xem thêm:
- Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?