Thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Nhiều mẹ rất lo lắng về tình trạng này, sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như vấn đề sinh nở. Lo lắng thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con, HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con Thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Nhiều mẹ rất lo lắng về tình trạng này, sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như vấn đề sinh nở. Lo lắng thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con, HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm ở mẹ bầu

  • Đĩa đệm là miếng nhỏ hình bầu dục, là đĩa sụn cấu tạo gồm một lớp bên ngoài (vành), lớp mềm bên trong (hạt nhân). Đĩa đệm hoạt động như những cái lò xo, hấp thụ xung động, cho phép những chuyển động uốn cong cột sống. Giúp bảo vệ cột sống, giúp cơ thể làm nhiều công việc hằng ngày một cách linh hoạt, thay đổi nhiều tư thế, mang vác vật nặng.
  • Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một phần nhỏ của hạt nhân bị đẩy ra ngoài qua khe vành vào ống tủy sống, gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến tình trạng tê, yếu và đau chân tay.
  • Khi mang thai, trọng lượng cơ thể thai nhi tăng lên từng ngày, làm gia tăng áp lực lên cột sống, nhất là những đốt sống phần thắt lưng. Những phụ nữ bình thường mang thai, cũng thường hay bị đau nhức, mỏi lưng khi vận động cũng như khi nằm nghỉ ngơi.
  • Những mẹ có tình trạng thoát vị đĩa đệm từ trước, thì khi mang thai lại càng đau lưng hơn. Các hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn, cơn đau lan từ lưng lan đến chân.

Các triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm

  • Đau dây thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác kiến bò, bắt đầu thấy mông kéo xuống phía sau hoặc bên cạnh chân.
  • Cảm thấy đau, tê hoặc yếu ở lưng dưới và một chân hoặc cổ, ngực, vai, cánh tay.
  • Đau lưng, hoặc đau chân nặng hơn khi ngồi, hắt hơi, ho.
vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-ma-co-bau-thi-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo-de-toan-cho-me-va-con-body-1

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở mẹ bầu

Thoái hóa đĩa đệm

Là do sự lão hóa dần, tổn thương do thoái hóa đĩa đệm.

Tuổi

Lớn tuổi, đĩa đệm cột sống dễ mất đi một lượng dịch, dẫn đến tình trạng kém linh hoạt, dễ bị rách, sưng tấy hoặc xoắn. Đặc biệt là trong độ tuổi 35 - 45, tình trạng lão hóa đĩa đệm.

Hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Vì khi hút thuốc, làm giảm nồng độ oxy trong máu, làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết quan trọng trong các mô cơ thể. Khi mang thai việc ngửi mùi thuốc lá hay hút thuốc lá đều tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-ma-co-bau-thi-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo-de-toan-cho-me-va-con-body-2

Mang vác nặng sai tư thế

  • Sử dụng cơ lưng thay vì cơ chân, bắp đùi để mang vác các vật nặng có thể dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Có thể do xoắn, vặn cơ thể khi nâng vật nặng, khiến đĩa đệm bị tổn thương.
  • Tập luyện thể hình sai tư thế, dùng tạ sai cách, quá nặng, chấn thương trong khi tập luyện...
  • Những người đang có tổn thương ở đĩa đệm, có nguy cơ thoái hóa đĩa đệm, vận động mạnh sai tư thế rất dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm và nhiều biến chứng khác.

Tăng cân, béo phì

  • Những người phụ nữ mang bầu, cân nặng tăng lên từng ngày, sức nặng của bụng mang hằng ngày sẽ khiến tình trạng đau lưng nặng hơn, áp lực lên cột sống đĩa đệm liên tục, kéo dài.
  • Mẹ bầu tăng cân quá nhanh
  • Những người béo phì mang thai thường dễ mắc hơn. Vì khi cân nặng họ quá khổ, xương của họ để chống đỡ cân nặng của họ có sức chịu đựng yếu hơn. Dễ gây tình trạng tổn thương các bao sụn, đĩa đệm do sức nặng cơ thể.

Chiều cao

Những trường hợp phụ nữ mang thai cao hơn 170 cm có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn.

Tính chất nghề nghiệp

  • Công việc đòi hỏi đứng nhiều hoặc ngồi nhiều, không được thay đổi tư thế thường xuyên, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Công việc phải lặp đi lặp lại nâng, kéo, đẩy vật nặng thường xuyên, cơ thể phải uốn xoắn cùng nâng vật nặng nhiều, tăng nguy cơ cao hơn bị thoát vị đĩa đệm.
  • Vận động viên cử tạ, thể hình, vận động viên .... Thường xuyên phải tập luyện với cường độ cao, có thể gặp tai nạn trong nghề nghiệp, dẫn đến những tổn thương, sang chấn đến đĩa đệm.

Thói quen vặn lưng, xoắn lưng

Mọi người thường hay có thói quen xoắn lưng, vặn lưng khi ngồi nhiều, mỏi lưng. Điều này thực sự không tốt chút nào cho người bị thoát vị đĩa đệm, có thể gây trật, gây trượt mạnh, xây xát, vỡ đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh. Đặc biệt nguy hiểm khi bạn đang mang thai.

Thay đổi hormone thời kỳ mang thai

Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, khiến nội tiết tố sinh dục nữ trong người mẹ thay đổi, ảnh hưởng đến xương khớp. Có thể một nguy cơ nào đó khiến mẹ bị thoát vị đĩa đệm.

Thai nhi thường hay quấy đạp

Thai nhi lớn, sắp đến chuyển dạ, giai đoạn tiền chuyển dạ những cơn đau lưng, co bóp tử cung, con đạp mạnh cũng có thể nguy cơ ít tác động vào cột sống, khiến mẹ tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con?

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-ma-co-bau-thi-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo-de-toan-cho-me-va-con-body-3
Thoát vị đĩa đệm mà có bầu các chuyên gia khuyến cáo sinh thường hay sinh mổ đều được
  • Thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới, cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, nếu ở tình trạng mẹ giữ được ổn định. Thì mẹ có thể sinh thường nếu mẹ có thể chịu được đau. Vì khi sinh, sẽ phải dùng rất nhiều sức lực, các cơ co kéo và cơ lưng. Lúc nằm trên bàn đẻ, thì mẹ sẽ dùng sức để rặn con ra, dồn lực xuống dưới để đẩy con ra ngoài. Nhiều trường hợp, chuyển dạ rất nhanh, chỉ một thời gian ngắn mẹ đã sinh em bé một cách dễ dàng, nhất là sinh con lần 2.
  • Thoát vị đĩa đệm không có chỉ định đẻ mổ, mẹ vẫn có thể sinh thường. Nếu mẹ muốn sinh mổ, thì vẫn có thể sinh mổ. Nhưng phải tùy tình trạng thoái hóa ở vị trí nào, thoái hóa ở đốt nào, thì bác sĩ sẽ tiên lượng và chọn vị trí gây tê lúc mổ phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con - các chuyên gia khuyến cáo sinh thường hay sinh mổ đều được. Trường hợp này thường không có chỉ định bắt buộc sinh mổ, tuy nhiên tùy tình trạng bệnh sản phụ thì bác sĩ sẽ quyết định phương pháp sinh phù hợp cho mẹ, an toàn cho mẹ và bé.

Phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nặng hơn ở mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm

Hạn chế vận động

Khi cơn đau tăng, mẹ không nên vận động nhiều. Nên hạn chế vận động, đặc biệt là những vận động mạnh. Trong thời gian mang thai, mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, thay đổi tư thế thường xuyên để tránh mỏi.

Sử dụng áp lạnh và áp nóng để giảm đau.

Có thể sử dụng chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau cho mẹ bị thoát vị đĩa đệm khi cơn đau tăng.

Bài tập vật lý trị liệu cho lưng

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho cột sống, để xây dựng lại tính linh hoạt và sức mạnh cho cột sống.

Tập luyện thể dục thể thao

Tốt nhất là môn Yoga, sẽ giúp bạn rất tốt. Giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm, vừa giúp hạn chế đau do mang thai nặng. Giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Tốt hơn trong cuộc đẻ, giúp nó diễn ra một cách thoải mái hơn, tăng sức bền của cơ thể.

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-ma-co-bau-thi-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo-de-toan-cho-me-va-con-body-4

Massage

Massage rất tốt cho người bị đau lưng. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với phụ nữ mang thai có thoát vị đĩa đệm, cần có cách massage đúng cách, để không làm tổn thương cột sống nặng hơn, rất nguy hiểm.

Tác động cột sống

Liệu pháp này bạn nên được tham khảo bởi bác sĩ điều trị, tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp tác động cột sống phù hợp với bệnh nhân. Không phải trường hợp nào cũng có thể tác động và tác động không đúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống của bạn.

Duy trì tư thế đúng

Tư thế đúng sẽ làm giảm tác động mạnh lên cột sống và đĩa đệm, giúp đĩa đệm không bị chèn ép quá mức, không gây ra những kích thích gây đau cho mẹ bầu.

Giữ mức trọng lượng khỏe mạnh

Đối với những bà mẹ có tình trạng béo phì mang thai, cần kiểm soát cân nặng của mình ổn định hơn. Vừa tốt cho cột sống, vừa giúp hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai. Mức cân nặng tăng đối với phụ nữ nước mình, tầm khoảng 9 - 12kg là ổn.

Bỏ hút thuốc

Hút thuốc là điều nên làm và phải làm nếu bạn không muốn tình trạng thoát vị đĩa đệm của mình trở nên nặng hơn. Nó lại càng không tốt cho phụ nữ có thai. Ngửi mùi thuốc lá thụ động còn nguy hiểm hơn, hãy tránh xa nó càng sớm càng tốt.

Tránh xoắn lưng, vặn lưng

Thói quen này sẽ rất có hại cho lưng của bạn, đặc biệt khi đang bị thoái hóa đĩa đệm.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đủ chất để bồi bổ sức khỏe và cơ thể, uống đủ nước, chế độ dinh dưỡng bổ sung canxi. Không phải kiêng quá nhiều thứ, lại dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Hãy tìm hiểu chế độ ăn uống khoa học để tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.

Một số biện pháp khác

Khi đi ngủ nên nằm nghiêng sẽ đỡ đau hơn, sử dụng đai đeo nâng đỡ phần bụng, gối ôm để sau lưng để ngồi. Giảm sức nặng tác động lên cột sống, đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con, HoiBenh xin khẳng định lại là không có chỉ định mổ tuyệt đối. Mẹ có thể sinh thường bình thường, hoặc sinh mổ nếu tình trạng sản phụ bắt buộc phải sinh mổ. Sinh thường hay sinh mổ thì bác sĩ đều đã tiên lượng trước để mọi thứ được an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Chúc mẹ và bé vượt cạn thành công.

Xem thêm:

  • Thoát vị đĩa đệm khi mang thai lần đầu xử lý như thế nào?
  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?