Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là loại bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu rõ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì và cách phòng tránh căn bệnh này như thế nào. Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu về căn bệnh này qua những thông tin dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì? Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm bị thoát vị ở vị trí xương sống vùng thắt lưng. Vào thời điểm đó, nhân nhầy có thể chèn ép vào các rễ dây thần kinh hoặc tủy sống hướng ra trước, ra đằng sau hay lệch sang 2 bên vào thân đốt sống.

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống được kí hiệu lần lượt từ trên xuống đó là L1 L2 L3 L4 L5. Vị trí cuối cùng của cột sống thắt lưng là đốt xương sống L5, còn đốt xương S1 là đốt đầu tiên thuộc xương cùng cụt. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được chia thành 2 loại chính dựa theo vị trí đĩa đệm nằm giữa các đốt sống này hay bị tổn thương nhất là đĩa đệm giữa đốt sống đó chính là L4-L5 và L5-S1.

  • Thoát vị đĩa đệm L4-L5: Đốt xương L4 và L5 là 2 đốt sống nằm ở cuối cột sống thắt lưng, và chính là 2 đốt sống phải hoạt động cùng chịu áp lực nhiều nhất từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
  • Thoát vị đĩa đệm L5-S1: Hai đốt sống này nằm ở vị trí vô cùng đặc biệt khi đĩa đệm bị tổn thương nằm giữa đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng và cột sống cùng cụt. Ngoài ra, đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống này hay phải chịu sức ép từ trọng lượng phần trên cơ thể khi các vận động của con người.

2. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-la-gi-body-1

Triệu chứng chung của căn bệnh này là:

  • Cảm giác đau đớn xảy ra liên tục không ngừng tại thắt lưng
  • Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm theo những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng hoặc đau dây thần kinh tọa.
  • Những cơn đau của căn bệnh này lan xuống mông và các mặt chân do đĩa đệm thoát vị ở các đốt sống thắt lưng gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh.
  • Nếu bệnh nhân thấy bệnh diễn ra trong thời gian dài thì rất có thể dẫn đến hạn chế vận động, teo cơ thậm chí liệt ở một số bộ phận khác.

3. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh có thể bắt nguồn từ những yếu tố ngoại lực như gặp phải tai nản ảnh hưởng đến xương khớp. Tuy nhiên, đa phần bệnh bắt nguồn từ quá trình lão hóa của cơ thể người, đó là:

Do quá trình thoát hóa sinh học: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể người khiến cho xương khớp yếu đi và dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị tổn thương. Bệnh lý này thường xảy ra với những người trong độ tuổi từ 30 đến 50. Sau một thời gian dài, vòng sụn nằm ở bên ngoài đĩa đệm bị xơ hóa khiến cho nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, đồng thời mất tính đàn hồi, lâu dần nhân nhầy sẽ dễ dàng bị chui ra ngoài ống sống, gây chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng.

Do nghề nghiệp: Những công việc đòi hỏi bệnh nhân cần cúi lâu, bê vác nặng như công nhân, nông dân, dân văn phòng,.. đều có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác này

Do sai tư thế: Nhiều người bệnh thường đi đứng,ngồi, nằm trong hoạt động sinh hoạt thường ngày theo một tư thế xấu, sai cách buộc cột sống quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống.

Do chấn thương: Những tổn thương từ những tai nạn bất ngờ có thể dẫn tới những chấn thương nghiêm trọng ở đĩa đệm.

Do sinh hoạt: Một chế độ sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc có thể gây ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tình trạng thừa cân, béo phì cũng sẽ khiến lực đề nén từ cột sống lên đĩa đệm cao hơn đáng kể.

Do bệnh lý bẩm sinh: Một số bệnh lý ở cột sống như gù, vẹo xương cột sống, tình trạng gai cột sống cũng như các yếu tố di truyền khác như di truyền từ cha mẹ cũng có thể khiến bệnh nhân mắc căn bệnh này.

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-la-gi-body-2

4. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Từ những triệu chứng phía trên, người bệnh cần có những cách phòng tránh để giảm thiểu khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đầu tiên, đó là khi bê hoặc nâng vật từ dưới đất lên, bạn cần chú ý đến những tư thế của xương cột sống của mình. Tiếp đó, các bạn nên chú ý giữ khoảng cách giữa các đồ vật đó với cơ thể, đồng thời phối hợp nhịp nhàng các động tác, như là:

  • Hai bàn chân đặt cách nhau một khoảng cách đủ rộng để tạo ra chân đế vững chắc
  • Thực hiện ngồi xổm xuống rồi gấp khớp gối với khớp háng, chú ý không cúi gập cột sống
  • Khi bê vác đồ vật nên áp vào sát bụng, đồng thời căng cơ bụng ra
  • Bệnh nhân khi nâng các đồ vật lên nên thực hiện bằng cách thực hiện hành động đứng dậy (lưu ý không sử dụng cơ thắt lưng để nâng)
  • Hãy giữ cho cột sống của bạn luôn thẳng, không bị xoắn vặn
  • Độ ưỡn từ đoạn chứa cột sống thắt lưng nên được duy trì ở mức độ bình thường

Ngoài ra, nếu bệnh tình của bạn gặp nghiêm trọng, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám và được bác sĩ cho lời khuyên về việc điều trị phục hồi.

Hi vọng từ những thông tin trên bạn đọc có thể có câu trả lời của cẩu hỏi “Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?” và có những cách phòng tránh hiệu quả cho căn bệnh này.

Xem thêm:

  • Lồi đĩa đệm là gì? Có chữa được không?
  • Đau lưng eo ở phụ nữ - cảnh giác với những bệnh lý sau
  • Người già bị đau lưng do nguyên nhân nào?