Thoát vị bìu – Những ảnh hưởng và cách điều trị

Thoát vị bìu – hay thoát vị bẹn, là một bệnh lý thường gặp ở nam giới. Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to bất thường nhưng không đau. Tình trạng này thường không xảy ra liên tục khiến người bệnh chủ quan

Thoát vị bìu – Những ảnh hưởng và cách điều trị Thoát vị bìu – Những ảnh hưởng và cách điều trị

. Tuy nhiên, thoát vị bìu có thể gây những biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người bệnh

1. Nguyên nhân thoát vị bìu

Thoát vị bìu có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh dễ gặp ở nam giới hơn, nguyên nhân là do vùng bẹn của nam giới có 1 khe nhỏ để tinh hoàn rơi xuống và cố định ở túi bìu. Theo các số liệu thống kê, nam giới mắc bệnh thoát vị bìu lớn gấp 7 – 8 lần nữ giới. Ở người bình thường, khe nhỏ này chỉ cho mạch máu đi qua để nuôi dưỡng tinh hoàn. Nếu khe nhỏ này bao quanh bởi động mạch quá yếu hoặc không kín, một đoạn ruột có thể lọt vào khe và ra ngoài ổ bụng, rơi xuống gây nên thoát vị bẹn. Bệnh thường gặp ở 1 bên, ít khi gặp ở cả 2 bên.

2. Những ảnh hưởng của bệnh thoát vị bìu

Khiến người bệnh thiếu tự tin, rối loạn tâm lý

Với trẻ em, thoát vị bìu khiến trẻ ngại tham gia các hoạt động như chạy, chơi đùa cùng bạn bè,... Ở người lớn, sẽ dẫn đến lo lắng, stress. Khi khối thoát vị càng lớn, những hạn chế trong sinh hoạt và làm việc sẽ rất rõ, đặc biệt với những người thường xuyên phải lao động nặng.

Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục

Với các cặp vợ chồng, bệnh gây đau đớn khi quan hệ tình dục, khiến cho người bệnh có tâm lý sợ quan hệ, ảnh hưởng không nhỏ tới chuyện chăn gối và hạnh phúc gia đình. Chính ảnh hưởng này khiến cho các cặp vợ chồng có vợ hoặc chồng mắc bệnh có thể không có con.

Tạng dính, gấp

Mạc nối, vòi trứng, buồng trứng, ruột non... có thể dính, gấp vào túi thoát vị. Trong trường hợp này, nếu gắng sức sẽ rất đau đớn vung bụng và vùng bẹn

Nghẹt và hoại tử tạng

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị bìu. Các tạng có khả năng chui xuống bao thoát vị, có thể bị bóp nghẹt dẫn đến thiếu máu cung cấp cho hoạt động của tạng. Nếu để lâu, các tạng sẽ bị hoại tử: Đại tràng hoặc ruột non bị hoại tử sẽ dẫn đến bệnh cảnh tắc ruột, nhiễm trùng và nhiễ độc toàn thân, viêm phúc mạc...

vicare.vn_thoat-vi-biu-nhung-anh-huong-va-cach-dieu-tri-body-1

Hình ảnh thoát vị bìu

3. Cách điều trị thoát vị bìu

Điều trị bệnh này ở trẻ em và người lớn không giống nhau, cụ thể như sau:

Với trẻ em dưới 1 tuổi: Cần chờ đến khi trẻ đủ 1 tuổi, nếu không tự khỏi mới tiến hành mổ. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến chứng trong thời gian này, cần đi khám bác sĩ ngay để có chỉ định kịp thời

Với trẻ em đủ 1 tuổi: Có thể mổ thắt cao túi thoát vị (hay ổ ống phúc tinh mạc), không cần tái tạo thành bụng nếu không cần thiết

Với người trưởng thành:

  • Với người già yếu hoặc có bệnh nội khoa nặng, có thể băng treo bìu, không chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng khi cổ của túi thoát vị nhỏ vì có thể khiến thoát vị bìu không nghẹt thành thoát vị bìu nghẹt do bị “cầm tù”
  • Với người trưởng thành bình thường, cần phẫu thuật nhằm khâu cổ túi thoát vị và cắt bỏ túi thoát vị bìu, tái tạo lại thành bụng.

vicare.vn_thoat-vi-biu-nhung-anh-huong-va-cach-dieu-tri-body-2

Bệnh cần phẫu thuật để điều trị khỏi hẳn

Các bệnh về thoát vị nói chung thường gặp ở 5% dân số thế giới, trong số đó thoát vị bìu chiếm đến 80% các bệnh thoát vị. Đặc biệt, bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh cũng như có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu thấy có những dấu hiệu của bệnh thoát vị bìu, nên đi khám chuyên khoa sớm để có những can thiệp y tế kịp thời.