Thoái hóa khớp mãn tính điều trị ra sao?

Thoái hóa khớp mãn tính là một bệnh lý về khớp phổ biến ở nước ta, có thể gặp ở cả người cao tuổi và thanh niên. Căn bệnh này thường gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho các khớp xương, khiến người bệnh đau đớn và gặp nhiều phiền toái trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Thoái hóa khớp mãn tính điều trị ra sao? Thoái hóa khớp mãn tính điều trị ra sao?

Thoái hóa khớp mãn tính là một bệnh lý về khớp phổ biến ở nước ta, có thể gặp ở cả người cao tuổi và thanh niên. Căn bệnh này thường gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho các khớp xương, khiến người bệnh đau đớn và gặp nhiều phiền toái trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp mãn tính

Thoái hóa khớp là một căn bệnh mãn tính với biểu hiện đặc trưng là tình trạng tổn thương đệm sụn giữa các khớp nối xương, dẫn đến phá hủy dần các khớp xương trong cơ thể, gây đau nhức, tê buốt và co cứng khớp cho người bệnh. Căn bệnh này khiến cho người bệnh gặp phải những tổn thương vĩnh viễn về xương với khả năng phát triển lan rộng ra các khớp xương trên toàn cơ thể.

Cho tới nay, ngay tại các nước phát triển vẫn chưa có phương thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh thoái hóa khớp mãn tính. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung duy trì khả năng vận động cho bệnh nhân, giảm đau trên các vùng đã bị thoái hóa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

vicare.vn-thoai-hoa-khop-man-tinh-dieu-tri-ra-sao-body-1

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp mãn tính

Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau

Trên thực tế, đa số người mắc bệnh thoái hóa khớp hiện nay được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm steroid, phi steroid và thuốc giảm đau bằng cách đưa trực tiếp vào ổ khớp thông qua mũi tiêm.

Mặc dù các loại thuốc này có tác dụng giảm đau và làm chậm đáng kể quá trình thoái hóa khớp song bản thân các loại thuốc giảm đau và thuốc có chứa chất steroid lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Có thể kể tới một số tác dụng phụ của bệnh như gây loét kích ứng mẫn cảm cho cơ thể, rối loạn đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, bất ổn tâm thần, tiêu canxi gây loãng xương. Ngoài ra người bệnh sử dụng steroid còn có biểu hiện giữ nước nhiều hoặc ít trên mặt, bụng tùy theo liều lượng thuốc được sử dụng...

Một tác dụng phụ nguy hiểm nữa của các loại thuốc giảm đau và chống viêm steroid, đó là khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc hàng ngày, mất đi khả năng chịu đau và làm cơ thể mất dần khả năng tự kháng viêm, trong khi tình trạng bệnh chưa chắc đã có thể được cải thiện.

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng

Để giúp các cơ xương khớp trở nên chắc khỏe hơn, người bệnh có thể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản cùng sự tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và acid béo omega-3 như thịt gà, hải sản, cá hồi, cá ngừ, xương hầm.

Ngoài ra cũng cần bổ sung các loại củ quả và rau xanh để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể như rau bina, rau cải xanh, các loại đậu, đu đủ xanh, dứa, chanh, đậu nành, trái bơ...

Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, các loại thịt mỡ và đồ ăn chế biến sẵn để tránh tình trạng bệnh thoái hóa khớp có thể tiến triển nặng nề hơn.

vicare.vn-thoai-hoa-khop-man-tinh-dieu-tri-ra-sao-body-2

Duy trì sinh hoạt và vận động lành mạnh

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh luôn được khuyến khích ở bệnh nhân thoái hóa khớp mãn tính để nhằm ngăn cản và đẩy lùi sự phát triển của bệnh. Nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày, tập thể dục sau mỗi 30 phút ngồi làm việc trước máy tính và lao động trong tư thế đúng, cúi hẳn mình xuống bê vác vật nặng để tránh tổn thương cho các khớp xương.

Ngoài ra đừng quên vận động thể dục thể thao thường xuyên để các khớp xương được co giãn, hoạt động trơn tru hơn. Các bài tập cho người thoái hóa khớp mãn tính thường chú trọng vận động là chính, không quá sức hay quá nặng nhọc, hạn chế sự chịu đựng và gồng gánh cơ thể của các khớp xương.

Một số môn thể thao phù hợp với người thoái hóa khớp mãn tính có thể kể đến như đi bộ nhẹ nhàng (chủ yếu đi bộ từ 5 đến 10 phút/ 1 lần đi), bơi lội, yoga, thể dục dưỡng sinh. Đây là đều là những bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe và duy trì vận động linh hoạt các khớp xương trên cơ thể.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ và các huấn luyện viên về tình trạng bệnh cũng như phương pháp tập luyện phù hợp để tránh tình trạng chấn thương có thể gây đau đớn cho người bệnh.

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Để phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp, điều đầu tiên người bệnh nên làm đó là duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì có thể tạo áp lực, gây tổn thương khớp cột sống và khớp gối.

Nên lưu ý bất cứ vận động nào cũng cần phải tuân thủ đúng tư thế, hạn chế bưng bê, vác nặng các đồ vật bằng tư thế thẳng đứng, gây nguy cơ chấn thương cột sống. Lý tưởng nhất là nên cúi hẳn cả người xuống để bê đồ hoặc nếu vật quá nặng thì nhờ người trợ giúp hoặc sử dụng các dụng cụ chuyên trở chuyên nghiệp để bảo vệ các khớp xương, đặc biệt là xương cổ tay, cổ chân.

vicare.vn-thoai-hoa-khop-man-tinh-dieu-tri-ra-sao-body-3

Bên cạnh việc tăng cường sử dụng các loại thực phẩm, chế phẩm có chứa nhiều vitamin D hoặc canxi giúp chắc khỏe xương, người bệnh cũng nên duy trì chế độ tập luyện thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng cũng như sức khỏe của mình.

Giữ cho tâm hồn luôn an yên và thoải mái để cơ thể luôn ở trong trạng thái thư giãn, phục hồi giúp tái tạo và củng cố các sụn khớp, đảm bảo một sức khỏe dẻo dai, một tinh thần vững chắc.

Trên đây là một số thông tin về căn bệnh thoái hóa khớp. Mong rằng người bệnh mắc thoái hóa khớp mãn tính có thể tìm ra được phương pháp điều trị tốt nhất giúp ngăn ngừa và đẩy lùi sự diễn tiến của bệnh.