Thoái hóa đốt sống cổ có nên đi bộ?
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nhiều người bệnh khi mắc căn bệnh này thường đặt ra câu hỏi: “Thoái hóa đốt sống cổ có nên đi bộ?”. Mời các bạn hãy cùng HoiBenh tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Thoái hóa đốt sống cổ có nên đi bộ?
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nhiều người bệnh khi mắc căn bệnh này thường đặt ra câu hỏi: “Thoái hóa đốt sống cổ có nên đi bộ?”. Mời các bạn hãy cùng HoiBenh tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Những tác dụng của đi bộ đối với sức khỏe
- Tăng cường sức mạnh cho cơ ở bàn chân, cẳng chân, hông và thân người: Đi bộ giúp nâng cao sự dẻo dai cho cột sống và giữ cho lưng thẳng.
- Hỗ trợ cấu trúc cột sống: Đi bộ là hoạt động đơn giản nhằm giúp cho quá trình tuần hoàn trong cơ thể diễn ra suôn sẻ hơn, thúc đẩy chất dinh dưỡng đi nuôi các mô mềm và giúp đào thải độc tố.
- Cải thiện sức khỏe cột sống: Đi bộ kết hợp với các hoạt động căng giãn cơ thể nhẹ nhàng cho phép hệ cơ xương di chuyển linh hoạt hơn, ngăn ngừa những chấn thương đáng tiếc.
- Tăng cường độ chắc khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương: Đi bộ hằng ngày có thể phòng tránh các bệnh thoái hóa khớp và hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau gây ra.
- Đi bộ giúp kiểm soát cân nặng: Duy trì thói quen tập luyện thể dục, không riêng gì đi bộ, giúp kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng, đặc biệt ở người cao tuổi khi sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm hơn.
Thoái hóa đốt sống cổ có nên đi bộ?
Thoái hóa đốt sống cổ có nên đi bộ hay không là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Mặc dù đi bộ mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người, tuy nhiên theo các chuyên gia khuyến cáo, người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế đi bộ. Bởi vì bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ khi đi bộ sẽ khiến cho các đĩa đệm cũng như xương cột sống bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng chèn ép cũng như nảy lên nhiều lần. Thêm vào đó, đi bộ sẽ khiến cho các cơ ở phần cổ hoạt động nhiều, do vậy những cơn đau ở đốt sống cổ sẽ ngày càng dữ dội.
Nhiều người nghĩ rằng đi bộ chủ yếu là hoạt động của cơ chân, sẽ không gây ảnh hưởng đến đốt xương cổ thì điều này là sai lầm. Khi đi bộ không chỉ tác động lên hoạt động của cơ chân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ xương sống của cơ thể, trong đó có đốt sống cổ. Do đó, bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy những cơn đau tức tê mỏi của cơ bắp do đi bộ. Nếu cố tình đi bộ với tần suất dày đặc, người bệnh có thể khiến cho tình trạng bệnh của bản thân kéo và đau đớn hơn rất nhiều lần. Chính vì lẽ đó, bạn có thể đi bộ tuy nhiên cần kiểm soát tần suất đi bộ của mình.
Điều quan trọng nhất khi đi bộ là người bệnh nên đi bộ với nhẹ nhàng song song với kết hợp những động tác thở sâu, thở đều để hỗ trợ cho cơ bắp của bản thân thoải mái và thư giãn. Điều này giúp hạn chế cơn đau mỏi khi đi bộ và cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết cho bệnh nhân.
Những lưu ý khi đi bộ cho người thoái hóa đốt sống cổ
- Tư thế đi bộ: đầu thẳng hướng về phía trước, giữ lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay, đánh tay nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Khi mới bắt đầu, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên đi chậm, sau đó đi nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng, dứt khoát.
- Trong khi đi, kết hợp hít thở nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở để cơ thể không bị mất sức.
- Mỗi ngày, nên dành 30 – 45 phút để đi bộ, nếu có thời gian, bạn nên tập thêm.
- Búi tóc gọn gàng để đầu và cổ có thể cử động theo nhịp bước.
- Bạn nên lựa chọn giày thể thao vừa chân, tránh đi dép lê hoặc mang giày quá rộng.
- Nếu cảm thấy đau chân của mình sau một thời gian tập luyện đi bộ, bạn có nguy cơ bị bàn chân bẹt. Bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám bàn chân để có thể tiếp tục luyện tập mà không còn đau.
Như vậy, lời khuyên từ chuyên gia dành cho người thoái hóa đốt sống cổ là nên hạn chế đi bộ. Nếu có đi, hãy đi với tần suất vừa phải, đi nhẹ, quãng đường ngắn để đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm:
- Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối?
- Thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu?
- Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?