Thoái hoá cột sống là bệnh gì? Thoái hoá cột sống cổ khác thoái hoá cột sống thắt lưng như thế nào?

Thoái hóa cột sống bao gồm 2 loại là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống ở cổ thường gây nên những cơn đau ở vùng thân trên bao gồm: lưng trên, cổ, vai, gáy, đầu,...Ngược lại, thoái hóa cột sống ở thắt lưng gây nên những cơn đau, tê ở vùng thân dưới bao gồm: lưng dưới, hông, chân,..

Thoái hoá cột sống là bệnh gì? Thoái hoá cột sống cổ khác thoái hoá cột sống thắt lưng như thế nào? Thoái hoá cột sống là bệnh gì? Thoái hoá cột sống cổ khác thoái hoá cột sống thắt lưng như thế nào?

Thoái hóa cột sống bao gồm 2 loại là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống ở cổ thường gây nên những cơn đau ở vùng thân trên bao gồm: lưng trên, cổ, vai, gáy, đầu,...Ngược lại, thoái hóa cột sống ở thắt lưng gây nên những cơn đau, tê ở vùng thân dưới bao gồm: lưng dưới, hông, chân,..

Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Cột sống hay còn gọi là xương sống, là xương lớn nhất trong cơ thể người có nhiệm vụ chống đỡ trọng lượng cơ thể và kết nối các xương khác lại với nhau. Thoái hóa cột sống là sự tổn thương của sụn khớp, bào mòn và mất nước dẫn đến thay đổi cấu trúc đĩa đệm, mỏm gai xương, có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa của xương.

Theo các thống kê y khoa thì có tới 80% số bệnh nhân bị thoái hóa cột sống là người trên 50 tuổi. Bệnh được chia thành 2 loại là:

  • Thoái hóa cột sống cổ: có đến 80% bệnh nhân trên 55 tuổi.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng với 30% bệnh nhân là nam giới, 28% bệnh nhân là nữ giới, đều nằm trong độ tuổi từ 55 đến 64 tuổi).

Như vậy, có thể thấy bệnh thường xảy ra ở người từ độ tuổi trung niên trở đi. Một số ít trường hợp người trẻ bị mắc bệnh do làm công việc văn phòng, phải ngồi thường xuyên hoặc làm công việc nặng nhọc.

Thoái hoá cột sống cổ khác thoái hoá cột sống thắt lưng như thế nào?

Thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng đều là thoái hóa cột sống và đều cản trở quá trình vận động hàng ngày của người bệnh với các biểu hiện như:

  • Vận động khó khăn: đi lại khó khăn, việc cúi người hay đứng lên sau khi ngồi cần dùng nhiều sức lực.
  • Bệnh nhân có cảm giác đau, tê ở vùng cột sống và các cơ xung quanh vùng cột sống.
  • Căng thẳng, chán ăn.

Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể phân biệt được hai loại bệnh này:

vicare.vn-thoai-hoa-cot-song-la-benh-gi-thoai-hoa-cot-song-co-khac-thoai-hoa-cot-song-lung-nhu-nao-body-1

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Mặc dù thoái hóa cột sống cổ thoái hóa cột sống thắt lưng có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, chúng cùng thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống nên nguyên nhân gây nên bệnh lại giống nhau.

  • Lão hóa: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng và dễ dàng khiến xương bị loãng, sụn khớp bị bào mòn. Đó là lý do vì sao những người trên 50 tuổi thường hay mắc bệnh này.
  • Thói quen sinh hoạt: lười vận động, ngồi nhiều, nằm nhiều; ngồi không đúng tư thế; ngồi trước màn hình laptop quá lâu; không thay đổi tư thế khi ngủ; tập thể dục thể thao quá sức, không đúng phương pháp
  • Làm việc nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác nặng, hay phải cúi người, xoay người, ngửa cổ.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, magie, vitamin,.. đây đều là những chất cần thiết để giúp xương được chắc khỏe, giúp tái tạo xương.
  • Chủng tộc: Tỷ lệ người châu Âu mắc bệnh nhiều hơn người châu Á.
  • Béo phì.
  • Ở phụ nữ, việc mang thai và sinh con khiến cơ thể thiếu hụt canxi và lượng canxi này không được bù đắp kịp thời dẫn đến cột sống bị thoái hóa. Vì vậy, chúng ta thường hay bắt gặp những người sinh nhiều con, đặc biệt là từ 4 con trở nên thường bị gù lưng, thoái hóa sớm,..

Phương pháp điều trị bệnh

vicare.vn-thoai-hoa-cot-song-la-benh-gi-thoai-hoa-cot-song-co-khac-thoai-hoa-cot-song-lung-nhu-nao-body-2

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh bao gồm cả hiện đại lẫn cổ truyền. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào tình trạng cột sống bị thoái hóa như thế nào, điều kiện kinh tế của bệnh nhân, mong muốn của bệnh nhân và thế mạnh điều trị của cơ sở y tế. Bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp dưới đây:

  • Sử dụng thuốc tây:

Thuốc giảm đau bao gồm: Paracetamol, Aspirin,...

Thuốc chống viêm không steroid như Diclofenac, Brexin 20mg/ngày,...

Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal,...

Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Hydrocortison acetat,...

  • Phẫu thuật bao gồm: mổ hở, mổ nội soi, mổ bằng tia laser, phẫu thuật cố định cột sống,...
  • Sử dụng các bài thuốc đông y với các thảo dược như xương rồng, lá lốt, ngải cứu,..
  • Vật lý trị liệu: chườm nóng, ngâm bùn suối khoáng, mát - xa, xoa bóp
  • Tập luyện các bài tập tại nhà, sử dụng tế bào gốc, diện chẩn,...
  • Phương pháp khác: điện chuẩn, sử dụng sóng cao tần, tế bào gốc,..

Xem thêm:

  • Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng
  • Bệnh thoái hóa cột sống và cách điều trị từ Đông y