Thiếu vitamin B sẽ gây bệnh gì?

Vitamin được coi như là một chất xúc tác trong quá trình đồng hóa và chuyển hóa thức ăn, tạo năng lượng cho hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể. Trong đó vitamin B giữ một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác. Vậy nếu cơ thể bị thiếu vitamin B sẽ gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B sẽ gây bệnh gì? Thiếu vitamin B sẽ gây bệnh gì?

1. Tìm hiểu về Vitamin B1 – Thiamin

Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin có vai trò trong hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp và tim mạch...

Khi thiếu vitamin B1 sẽ gây ra bệnh tê phù Beriberi. Nếu thiếu hụt nhẹ, cơ thể sẽ có các biểu hiện rối loạn trên hệ thần kinh ảnh hưởng tới nhân cách gây ra chứng trầm cảm, trí não chậm phát triển, suy giảm trí nhớ như trong bệnh não Wernicke và loạn tâm thần Korsakoff. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có cách khắc phục có thể gây giảm trương lực cơ dẫn tới chứng bại chi, viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác chân tay...

Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1 như cám gạo, men bia, đậu tương, sữa, trứng, thịt nạc... đây là những thực phẩm dễ kiếm và sẵn có. Tuy nhiên, sự thiếu hụt vitamin này có thể xảy ra bởi rất nhiều nhiều nguyên nhân. Do đó, ngoài việc bổ sung Thiamin bằng thức ăn thì một số trường hợp cần bổ sung bằng thuốc. Nên uống thuốc cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Ngoài ra, dạng thuốc tiêm được dùng khi có rối loạn tiêu hóa, suy tim do beriberi, và các hội chứng khác...

2. Vitamin B2 – Riboflavin

Cũng giống như Thiamin, Riboflavin có vai trò quan trong trên hệ thần kinh, ngoài ra vitamin B2 còn liên quan tới sức khỏe của da và mắt cũng như quá trình chuyển hóa năng lượng.

Khi thiếu vitamin B2 người bệnh sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược, đau mắt, mắt đỏ, dễ xúc động, da bị ngứa và xuất hiện vảy.... Các tổn thương ở mức độ nhẹ như nứt da mặt, viêm lưỡi, viêm miệng ở khóe miệng đau họng, lở loét, nhiệt miệng...

Các chuyên gia khuyến cáo liều đề xuất với vitamin B2 đối với trẻ em là 2,5 – 10mg/ngày, còn đối với người lớn liều dùng là 5 – 30mg/ngày. Bên cạnh đó việc bổ sung những thực phầm giàu Riboflavin như: nấm, trứng, bông cải, măng tây, quả hạnh nhân, phô mai, mực, hạt mè... có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa thiều hụt vitamin B2.

vicare.vn-thieu-vitamin-b-se-gay-benh-gi-body-1

3. Vitamin B3 – Niacin

Vitamin B3 có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất hormone nhất là hormone sinh dục, ngoài ra nó còn giúp ngăn ngừa sự biến dạng ADN làm giảm nguy cơ dẫn tới hư thai hoặc dị tật bẩm sinh. Cũng giống như những vitamin nhóm B khác, Niacin còn tham gia vào quá trình chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng và cảm xúc của con người.

Khi thiếu hụt Niacin cơ thể sẽ gặp một số tình trạng rối loạn như: cảm giác bủn rủn, vô lực, mất khẩu vị, nhức đầu, nôn ói...

Những loại thực phẩm giàu vitamin B3 mà bạn nên dùng như: cá biển, gà, nấm các loại, tảo biển, đậu phộng, hạt hướng dương, bơ...

4. Vitamin B5 – Acid Pantothenic

Acid Pantothenic có vai trò trong quá trình phát triển của hệ cơ xương khớp bởi nó tham gia vào quá trình tái tạo, chuyển hóa Vitamin D và các quá trình tổng hợp năng lượng khác của cơ thể.

Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B5 là cảm giác mệt mỏi, uể oải, đầu óc căng thẳng, mất ngủ, khó tiêu, đầy hơi, không muốn ăn uống, cơ thể gầy sút...

Các loại thực phẩm nên dùng như: nội tạng động vật, hạt hướng dương, cá hồi, bông cải, nấm, sữa tươi và trứng...

vicare.vn-thieu-vitamin-b-se-gay-benh-gi-body-2
Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B5 là cảm giác mệt mỏi, uể oải, đầu óc căng thẳng, mất ngủ

5. Vitamin B6 – Pyridoxin

Là một trong những vitamin thuộc nhóm B phức tạp, Pyridoxine có vai trò hỗ trợ cơ thể sản sinh ra serotonin một chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện trí nhớ, tăng nhận thức, chống lại tình trạng trầm cảm, stress và lo lắng.

Khi thiếu hụt Pyridoxin cơ thể sẽ gặp các biểu hiện như: suy giảm ham muốn chuyện tình dục, trầm cảm, lo lắng, dễ cáu giận và suy giảm nhận thức...

Các loại thực phẩm nên dùng như: bông cải xanh, chuối, cần tây, tỏi, hạt hướng dương, hạt cười, thịt gà, mận, bơ. Bên cạnh đó, bạn có thể tắm nắng và tập thể dục thường xuyên cũng là phương pháp tốt để bổ sung serotonin cho cơ thể.

6. Vitamin B7 – Biotin

Biotin tham gia vào quá trình trao đổi chất giúp tiêu hóa protein chất béo và carbohydrate do đó nó giúp đánh tan mỡ thừa, duy trì một thể trạng tốt cho cơ thể. Ngoài ra vitamin B7 còn là một thành phần quan trọng giúp làm đẹp cho tóc, móng và da.

Chính bởi vai trò quan trọng đối với da vì vậy khi thiếu Biotin sẽ gây ra các chứng khô da, vảy nến, bong da thành từng mảnh. Các dấu hiệu ngứa, ửng đỏ xung quanh mắt, mũi, miệng. Tóc, móng giòn, dễ gãy...

Vitamin B7 có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá, sữa, nội tạng động vật và trong các loại hạt ngũ cốc như lúa mạch, đậu nành, khoai tây, chuối, bông cải xanh, ...

7. Vitamin B9 – Acid folic

Acid folic có vai trò quan trọng trong quá trình tạo mới tế bào đặc biệt là tế bào máu. Ngoài ra, chất này còn thúc đẩy quá trình nhân đôi ADN và giúp tránh đột biến ADN. Do vậy vitamin B9 rất cần thiết cho thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhằm giúp thai nhi ổn định phát triển và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bệnh cạnh đó, vitamin B9 giúp hỗ trợ phá hủy các amino acid, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch như động mạch vành, đột quỵ ...

Thiếu acid folic có thể dẫn tới bệnh thiếu máu nhất là ở thai phụ, ngoài ra bạn còn gặp các chứng như: mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ, trầm cảm...

Thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng như: rau chân vịt, rau diếp, măng tây, các loại ngũ cốc, gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi, xoài...

vicare.vn-thieu-vitamin-b-se-gay-benh-gi-body-3
Thiếu acid folic có thể có nguy cơ trầm cảm

8. Vitamin B12 – Cobalamin

Cobalamin tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu khỏe mạnh, cần thiết cho các mô có tốc độ sinh trưởng mạnh, bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do. Đồng thời, vitamin B12 dùng để điều trị các bệnh lý đau thần kinh, giúp duy trì sức khỏe hệ thần kinh và miễn dịch.

Các bệnh lý gặp phải khi thiếu vitamin nhóm này như: thiếu máu ác tính, suy giảm hiệ miễn dịch, rối loạn chu kì kinh nguyệt, thể trạng mệt mỏi, uể oải...

Thực phẩm giàu Cobalamin nên dùng: gan động vật, đậu hũ, thịt đỏ, sữa, phô mai, lòng đỏ trứng...

Vitamin nhóm B là một hệ phức tạp gồm có nhiều loại vitamin khác nhau và chúng đều có vai trò quan trọng đối với cuộc sống. Hy vọng bài viết trên đây đã cũng cấp cho bạn kiến thức và tầm quan trọng của các vitamin nhóm B đồng thời giải đáp thắc mắc thiếu vitamin B sẽ gây bệnh gì. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Xem thêm:

  • Thiếu vitamin c gây bệnh gì?
  • Mẹ bầu ăn hạt hướng dương có tốt không?
  • Trẻ em uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?