Thiếu nước ối khi mang thai nên uống gì để tăng lượng nước ối cho mẹ bầu?

Thiếu nước ối là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, có thể sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy phát hiện thiếu nước ối như thế nào? Thiếu nước ối khi mang thai nên uống gì để tăng lượng nước ối cho mẹ bầu?

Thiếu nước ối khi mang thai nên uống gì để tăng lượng nước ối cho mẹ bầu? Thiếu nước ối khi mang thai nên uống gì để tăng lượng nước ối cho mẹ bầu?

Vai trò của nước ối và hiện tượng thiếu nước ối khi mang thai

Nước ối là môi trường trong bào thai, dưới dạng dung dịch. Thai nhi hình thành và phát triển trong môi trường này. Nước ối cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, đồng thời tạo một không gian cân bằng, giảm thiểu lực tác động lên em bé khi mẹ gặp những va chạm mạnh.

Khi thai nhi mới hình thành, lượng nước ối chỉ khoảng 50ml. Cùng với sự lớn lên của thai nhi, môi trường nước ối cũng được mở rộng, và tăng về thể tích. Lượng nước ối nhiều nhất là ở khoảng tuần thai thứ 36, lúc này thể tích nước ối có thể lên tới 800 - 1000ml. Sau đó nước ối giảm dần ở khoảng tuần thứ 38, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ của mẹ, đưa em bé ra ngoài.

Thông thường, khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt là khi đã hình thành hệ thống tiêu hóa, bài tiết, bé sẽ nuốt nước ối và thải ra theo đường tiểu. Vì vậy lượng nước ối trong ngày thay đổi liên tục. Cũng chính vì thế mà tình trạng thiếu nước ối khi mang thai thường khó được phát hiện.

Thiếu nước ối được chẩn đoán bằng tình trạng lượng nước ối ít hơn 200ml hoặc chỉ số nước ối tính được bé hơn hoặc bằng 5cm. Thiếu nước ối khi mang thai khá nguy hiểm, có thể gây một số tác hại cho mẹ bầu:

  • Thiếu nước ối khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa, mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu khá cao, ước tính khoảng 80%. Sinh non cũng rất dễ gặp trong trường hợp này. Bên cạnh đó, việc thiếu nước ối khi mang thai còn ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng phổi của thai nhi. Một số trẻ sinh ra khi mẹ thiếu nước ối khi mang thai có xảy ra dị tật.
  • Thiếu nước ối khi mang thai 3 tháng cuối: ít xảy ra những biến chứng nguy hiểm như 3 tháng đầu hay 3 tháng giữa thai kì, tuy nhiên vẫn có nguy cơ ngôi thai ngược do thai nhi khó xoay đầu, thậm chí tử vong trong quá trình chuyển dạ do thai bị chèn ép.

Thông thường, thiếu nước ối khi mang thai sẽ được chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị trong những lần khám thai. Các thông số như chiều cao tử cung, thể tích nước ối tại các điểm mốc được đo lường và tính toán, xác định chỉ số ối (AFI). Từ đó bác sĩ chẩn đoán cụ thể được mức độ cũng như tiên lượng, xử trí cho mẹ.

Mẹ bầu cũng có thể nghi ngờ tình trạng thiếu nước ối khi mang thai nếu kích thước bụng bầu quá bé so với tuổi thai, hoặc mẹ không thấy bé đạp nhiều. Những dấu hiệu này mang tính tương đối, khó xác định nhưng lại là chỉ điểm khá chính xác cho tình trạng thiếu nước ối của mẹ.

HoiBenh.vn-thieu-nuoc-oi-khi-mang-thai-nen-uong-gi-de-tang-luong-nuoc-oi-cho-me-bau-body-2
Thiếu nước ối khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa

Nguyên nhân thiếu nước ối khi mang thai

  • Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thiếu nước ối khi mang thai 3 tháng đầu là túi nước ối bị vỡ hay rò rỉ.
  • Thiếu nước ối ở 3 tháng giữa thai kì thường do thai nhi có bất thường về cấu tạo hay chức năng của hệ tiêu hóa, tiết niệu. Bất thường này gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sinh nước ối trong bào thai.
  • Trong 3 tháng cuối thai kì, mẹ bầu thiếu nước ối có thể do dinh dưỡng chưa đầy đủ hoặc mẹ mắc một số bệnh toàn thân như cao huyết áp, đái tháo đường làm cơ thể không cung cấp đủ nước ối cho thai.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân cũng có thể gây thiếu nước ối, đó là:

  • Mẹ sinh muộn, thai trên 42 tuần chưa sinh.
  • Có bất thường nhau thai: suy nhau thai.
  • Bất thường cấu tạo hay chức năng thận của thai nhi.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc mẹ dùng trong thời kì mang thai.
  • Mẹ mang đa thai, một trong các bé gặp vấn đề trong phát triển.

Thiếu nước ối khi mang thai nên uống gì để tăng lượng nước ối cho mẹ bầu?

Tùy vào mức độ thiếu nước ối của mẹ cũng như thể trạng, sự phát triển của bé mà bác sĩ đưa ra lời khuyên để mẹ và gia đình có thái độ xử trí phù hợp. Thông thường, nếu mẹ thiếu nước ối trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kì, với nguyên nhân bệnh lý từ mẹ hoặc từ thai, hoặc nguy cơ thai nhi có dị tật cao và nặng nề, có thể cân nhắc đình chỉ thai. Tiên lượng tốt hơn khi mẹ thiếu nước ối ở 3 tháng cuối thai kì. Lúc này, bên cạnh việc theo dõi thường xuyên và truyền dịch để bù ối, mẹ bầu có thể bổ sung bằng con đường ăn uống trực tiếp. Vậy mẹ bầu thiếu nước ối khi mang thai nên uống gì?Một số loại nước có tác dụng tăng lượng nước ối cho mẹ bầu rất hiệu quả, có thể tham khảo như:

  • Nước khoáng: Thiếu nước ối khi mang thai nên uống nước khoáng. Thành phần muối khoáng và vi chất, CO2 có trong nước khoáng giúp cân bằng các chất trong cơ thể mẹ, bổ sung năng lượng góp phần sinh nước ối.
  • Nước sôi để nguội: Có thể thay thế nếu không có nước khoáng. Nước đun sôi để nguội cũng có thành phần đa dạng với nhiều vi chất, rất dễ uống đối với mẹ bầu. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống ít nhất 2,5 - 3 lít nước, có thể tăng thêm nếu hoạt động nặng hơn bình thường hay thời tiết nắng nóng.
  • Nước dừa: là loại nước phổ biến nhất được các chị em truyền tai nhau uống để tăng lượng nước ối nếu thiếu nước ối khi mang thai. Cơ sở khoa học của kinh nghiệm này là thành phần clo, kali, magie, đường, muối, protein có trong nước dừa giúp cung cấp điện giải, điều chỉnh huyết áp cho mẹ bầu. Quan trọng hơn, nước dừa giúp mẹ bầu bổ sung lượng nước ối dồi dào.
HoiBenh.vn-thieu-nuoc-oi-khi-mang-thai-nen-uong-gi-de-tang-luong-nuoc-oi-cho-me-bau-body-3
Nước dừa giúp mẹ bầu bổ sung lượng nước ối dồi dào

Một số lợi ích khác cho mẹ bầu khi uống nước dừa là trị chứng táo bón, đầy bụng, ợ hơi rất thường gặp; tăng bài tiết nước tiểu giúp giảm nguy cơ sỏi thận, viêm đường tiết niệu;...

Lưu ý để tăng lượng nước ối cho mẹ bầu, chỉ nên uống nước dừa với lượng vừa phải, khoảng 2 - 3 lần/tuần, và uống trong khoảng tháng thứ 4 trở đi của thai kì. Nên uống nước dừa vào ban ngày, không nên uống buổi tối vì sẽ gây tiểu đêm, mất ngủ cho mẹ.

  • Nước mía: Với thành phần canxi, magie, kali, đồng, sắt,..., các loại vitamin và acid hữu cơ, nước mía không những tăng cường miễn dịch, giảm táo bón, nhiễm khuẩn đường ruột cho mẹ bầu mà còn có tác dụng tăng lượng nước ối đối với chị em thiếu nước ối khi mang thai.

Tuy nhiên, vì lượng đường trong nước mía khá cao, mặc dù là đường sinh học nhưng cũng dễ khiến chị em tăng cân, hoặc làm tăng nặng tình trạng đái tháo đường thai kì của chị em. Do đó, chị em cũng chỉ nên uống nước mía 2 - 3 lần mỗi tuần, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

  • Nước ép trái cây: Trái cây nói chung rất giàu vitamin và khoáng chất nên cũng có tác dụng kích thích sinh nước ối. Chị em nên chọn trái cây còn tươi, đảm bảo vệ sinh, ép lấy nước và uống thay cho nước dừa hay nước mía. Đổi món giúp chị em dễ dàng ăn uống và hấp thụ hơn.
  • Sữa: Chị em thiếu nước ối khi mang thai có thể uống thêm sữa để bổ sung. Lưu ý nên sử dụng sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, hay sữa động vật tiệt trùng có thành phần năng lượng, chất béo, canxi và đường cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như quá trình sinh nước ối. Đặc biệt, sữa đậu nành còn có thể giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở thai nhi, nhưng lại dễ gây đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên uống không quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày.

Cùng với việc uống các loại nước để tăng lượng nước ối cho mẹ bầu, mẹ bầu cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lí và nghỉ ngơi hiệu quả. Không nên làm việc quá sức, nhất là khi được chẩn đoán thiếu nước ối.

Trên đây là một số loại nước nên uống để tăng lượng nước ối cho mẹ bầu thiếu nước ối khi mang thai. Chị em có thể tham khảo và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp còn lo ngại hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Xem thêm:

  • Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
  • Bà bầu bị nghén con có thông minh không?
  • Những loại hoa quả tốt cho bà bầu