Thiếu ngủ là gì? Từng nhóm tuổi khác nhau có thời gian ngủ khác nhau đúng không?

Bạn thường xuyên mất ngủ hoặc cảm thấy khó ngủ vào ban đêm, dẫn đến tình trạng suy kiệt tinh thần, mệt mỏi và chán thường, không thể tập trung trong bất kỳ hoạt động nào? Điều này cho thấy bạn đã bị thiếu ngủ. Vậy thiếu ngủ là gì và từng nhóm tuổi khác nhau thời gian ngủ khác nhau như thế nào? Hãy xem giải đáp ngay dưới bài viết sau đây.

Thiếu ngủ là gì? Từng nhóm tuổi khác nhau có thời gian ngủ khác nhau đúng không? Thiếu ngủ là gì? Từng nhóm tuổi khác nhau có thời gian ngủ khác nhau đúng không?

Bạn thường xuyên mất ngủ hoặc cảm thấy khó ngủ vào ban đêm, dẫn đến tình trạng suy kiệt tinh thần, mệt mỏi và chán thường, không thể tập trung trong bất kỳ hoạt động nào? Điều này cho thấy bạn đã bị thiếu ngủ. Vậy thiếu ngủ là gì và từng nhóm tuổi khác nhau thời gian ngủ khác nhau như thế nào? Hãy xem giải đáp ngay dưới bài viết sau đây.

Thiếu ngủ là gì? Khi nào thì ta gặp tình trạng thiếu ngủ?

Thế nào là thiếu ngủ?

Thiếu ngủ là một tình trạng vô cùng phổ biến, xảy ra khi cơ thể không được ngủ đúng theo khoảng thời gian quy định theo độ tuổi. Để biết rõ bạn có đang trong tình trạng thiếu ngủ hay không (dựa theo cơ sở khoa học), bạn có thể đối chiếu thời gian ngủ của mình với bảng sau:

HoiBenh.vn-thieu-ngu-la-gi-tung-nhom-tuoi-khac-nhau-co-thoi-gian-ngu-khac-nhau-dung-khong-body-2
Thiếu ngủ là gì? Khi nào thì ta gặp tình trạng thiếu ngủ?

Bảng số liệu trên được nghiên cứu và khuyến cáo bởi Cơ quan giấc ngủ Quốc gia, vì vậy đây là số liệu đáng tin cậy vô cùng.

Các biểu hiện triệu chứng thường gặp khi bạn thiếu ngủ.

Bên cạnh việc đối chiếu thời gian ngủ so với bảng số liệu trên, một cách rõ ràng và dễ nhận thấy hơn khi bạn bị thiếu ngủ là khi:

  • Bạn buồn ngủ ngay cả vào ban ngày và đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động mang tính chất yên ắng như đọc sách, đọc báo, xem TV...
  • Tâm trạng và hành vi bất thường, dễ cáu gắt với mọi người xung quanh, tinh thần chán nản.
  • Hay quên, hiệu quả tập trung kém và khó tiếp nhận kiến thức/khái niệm mới.
  • Tăng cân.

Các nguyên nhân dẫn đến thiếu ngủ

Mất ngủ hay thiếu ngủ có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Các nhóm nguyên nhân này lần lượt được chia thành 3 loại chính.

Nhóm nguyên nhân yếu tố tăng nguy cơ mất ngủ

  • Do thói quen và thái độ về giấc ngủ (giáo dục từ bé).
  • Do căng thẳng, lo nghĩ, sợ sệt...
  • Do di truyền (cha mẹ bị mất ngủ cũng có khả năng đời con bị mất ngủ).

Nhóm nguyên nhân gây thiếu ngủ tạm thời

Các thay đổi cấp tính và đột ngột nào đó sẽ gây tình trạng mất ngủ tạm thời như: lo nghĩ quá nhiều về tiền mạc, tình yêu, gia đình, nghề nghiệp...; do khu vực sống ồn ào; do lệch múi giờ... Nếu như những thay đổi này diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc bạn có thể thích nghi kịp, chứng thiếu ngủ sẽ không phát triển thành bệnh kinh niên.

Nhóm nguyên nhân gây thiếu ngủ lâu dài

Do yếu tố tâm lý:

  • Bạn nhầm lẫn về lý do gây ra thiếu ngủ và vì thế, khắc phục sai cách.
  • Quá lo sợ tình trạng mất ngủ của mình: biểu hiện qua việc thường xuyên theo dõi đồng hồ cả đêm, bực tức vì không thể ngủ được.
  • Lo nghĩ, sầu lo về vấn đề nào đó.
  • Luôn trong tình trạng và tâm lý “Mình không ngủ được”.

Do thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • Giờ giấc ngủ của bạn không đều đặn, lúc sớm – lúc muộn.
  • Bạn phải đi làm các ca khác nhau, lúc làm ca sáng, lúc làm ca đêm.
  • Đã thức dậy nhưng vẫn nằm trên giường và không chịu dậy hoạt động.
  • Bạn ngủ trưa quá nhiều.
  • Bạn căng thẳng và không có thời gian thư giãn trước khi bắt đầu giấc ngủ.
  • Suy tính công việc khi bắt đầu đi ngủ.
  • Thường xuyên ăn đêm gây ra sự khó chịu ở bụng.

Do bệnh lý

Một số bệnh lý có ảnh hưởng đến thần kinh trung ương như bị suy nhược cơ thể, viêm dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa... cũng sẽ làm bạn khó ngủ và mất ngủ hàng đêm.

HoiBenh.vn-thieu-ngu-la-gi-tung-nhom-tuoi-khac-nhau-co-thoi-gian-ngu-khac-nhau-dung-khong-body-3
Các nguyên nhân dẫn đến thiếu ngủ

Những tác hại khôn lường đến từ việc thiếu ngủ kéo dài

Thiếu ngủ thường sẽ gây ra một số tác hại như buồn ngủ và mất tập trung vào ban ngày, dễ gây ra tai nạn do người lái tập trung kém; khẩu vị thay đổi, tâm trạng thay đổi thất thường... Nên lưu ý rằng khi bạn giảm thời gian ngủ của mình dù chỉ 1 giờ/ngày cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn vào ngày hôm sau. Tình trạng thiếu ngủ nhiều ngày sẽ gây ra mệt mỏi mãn tính và khiến công việc, học tập có năng suất giảm sút đáng kể.

Ngoài đời sống hàng ngày, thiếu ngủ cũng có thể đi kèm với nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh thận hay rối loạn tâm trạng dẫn đến trầm cảm.

Bạn nên làm gì khi thiếu ngủ?

Để sớm có thể thoát khỏi tình trạng vô cùng tai hại này, trước hết, chính bản thân bạn cần phải ý thức hành động:

  • Hãy ưu tiên cho giấc ngủ và kiên quyết ngủ đủ từ 7 giờ đến 9 giờ mỗi ngày.
  • Tự tạo dựng một thói quen ngủ tốt: ngủ đúng giờ, đều đặn và hạn chế các nguyên nhân gây rối loạn khung giờ ngủ của bạn.
  • Hãy chia sẻ với các nhân viên y tế về tình trạng hiện tại của bạn và nhận lời khuyên.
  • Khi đang buồn ngủ, bạn tuyệt đối không được lái xe hay vận hành các loại máy móc hạng nặng.

Bài viết đã giải thích cho bạn đọc thiếu ngủ là gì, tổng quát thông tin về nhóm tuổi khác nhau thời gian ngủ khác nhau cũng như một số giải pháp để cải thiện giấc ngủ. Nếu như bạn hay người thân đang khổ sở vì tình trạng này, hãy thử áp dụng một số cách đã đề cập trong bài viết để có giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Xem thêm:

  • Thiếu ngủ nguy hiểm hơn hẳn thiếu ăn. Bạn có tin không?
  • Vì sao thiếu ngủ dẫn đến... tăng cân?
  • 9 cách dễ dàng để có một giấc ngủ ngon và sâu