Thiếu canxi gây ra bệnh gì? Nhớ bổ sung canxi trước khi quá muộn

Thiếu canxi gây ra bệnh gì? Đây là vấn đề chúng ta băn khoăn, bởi canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng đóng vai trò then chốt để phát triển của con người. Nếu thiếu canxi phải bổ sung trước khi quá muộn.

Thiếu canxi gây ra bệnh gì? Nhớ bổ sung canxi trước khi quá muộn Thiếu canxi gây ra bệnh gì? Nhớ bổ sung canxi trước khi quá muộn

Thiếu canxi gây ra bệnh gì? Đây là vấn đề chúng ta băn khoăn, bởi canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng đóng vai trò then chốt để phát triển của con người. Nếu thiếu canxi phải bổ sung trước khi quá muộn.

Vai trò của canxi với cơ thể

Canxi là nguyên tố vi lượng chiếm đến 1/3 khối lượng khoáng chất của cơ thể. Cùng với carbon, oxy, hydro, nito, canxi giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Trong 5 nguyên tố vi lượng này, canxi có vai trò truyền dẫn thông tin, tham gia vào đa phần hoạt động của cơ thể, tế bào.

vicare.vn-thieu-canxi-gay-ra-benh-gi-bo-sung-canxi-truoc-khi-qua-muon-body-1

Với hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch được ví như “vệ sĩ” của cơ thể để chống các vật thể lạ gồm kháng nguyên, kháng thể, tế bào ung thư xâm nhập vào chúng ta. Canxi đóng vai trò để phát hiện sớm tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Canxi cũng kích hoạt khả năng di chuyển, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh của bạch cầu.

Vì thế nếu thiếu canxi hệ miễn dịch mất cân bằng thì cơ thể dễ phát sinh bệnh tự thân như viêm tiểu cầu thận, viêm khớp, ban đỏ, cường giáp.

Với hệ thần kinh

Ion Canxi có vai trò rất quan trọng trong việc truyền dẫn thần kinh. Nếu cơ thể thiếu canxi thì chức năng truyền dẫn bị ức chế. Trẻ thiếu canxi sẽ khóc nhiều, rối loạn chức năng vận động hoặc hiếu động quá mức. Người già thiếu canxi dễ suy nhược thần kinh, hay quên, trí nhớ không ổn định.

Với hệ sinh sản

Canxi sẽ cung cấp năng lượng để tinh trùng gặp trứng. Khi tinh trùng tiến gần vào tế bào trứng, nhờ có tinh thể canxi mà lớp màng của tế bào trứng bị phá vỡ, tinh trùng chui vào trong để thụ tinh. Nếu màng tế bào trứng của phụ nữ bị thiếu canxi thì trứng yếu khó thụ tinh và tạo phôi thai.

Với cơ bắp

Cơ bắp hoạt động nhờ sự co giãn của các sợi cơ, Ion canxi đóng vai trò quan trọng để co giãn cơ bắp. Nếu thiếu canxi khả năng đàn hồi của cơ bắp kém hơn.

Hơn nữa các cơ trong cơ thể như cơ tim, cơ trơn thiếu canxi lâu ngày cũng sẽ co giãn kém.

  • Và biểu hiện ở cơ tim là tim đập yếu, chức năng vận chuyển máu suy giảm, người bệnh dễ cảm thấy tim hồi hộp, thở dốc.
  • Biểu hiện ở cơ trơn là suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, dẫn đến chán ăn, táo bón, đầy bụng. Ở phụ nữ mang thai tử cung co bóp chậm, khó đẻ.
  • Biểu hiện ở cơ bắp là đuối sức, luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra Canxi còn tham gia quá trình đông máu, hỗ trợ điều trị xuất huyết, bệnh dị ứng, chống bệnh mỡ máu, làm tăng sự kết dính của các tế bào. Canxi cũng bảo vệ đường hô hấp, dùng canxi thường xuyên sẽ đẩy lùi hen suyễn, viêm phế quản.

Ai dễ bị thiếu canxi? Nguyên nhân gây thiếu canxi là gì?

Trẻ em

Ai cũng có thể bị thiếu canxi nhưng nhóm đối tượng dễ rơi vào tình trạng này nhiều nhất là trẻ em, phụ nữ tiền mãn kinh và người già.

  • Trẻ sau sinh 2 tuần đầu tiên, hệ xương phát triển mạnh đòi hỏi bổ sung canxi lớn. Nhưng sau khi sinh ra, cắt rốn, lượng canxi từ mẹ cung cấp bị giảm đột ngột, canxi từ sữa ngoài thiếu dễ gây thiếu canxi.
  • Trong thai kì, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, nhiễm độc thai nghén... cũng khiến trẻ sinh ra bị thiếu canxi.
  • Do chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lí, khẩu phần ăn hàng ngày không cân đối cũng dẫn đến thiếu canxi ở trẻ. Trẻ bị thiếu vitamin D – chất quan trọng để chuyển hóa hấp thụ canxi trong cơ thể.

Phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh

  • Trong quá trình mang thai mẹ sẽ phải cung cấp canxi để thai nhi phát triển hệ xương, răng và não bộ. Sau khi sinh, mẹ tiếp tục cho con bú và cung cấp 200-300 mg canxi tiết vào sữa mẹ, bổ sung cho bé.
  • Phụ nữ sau sinh không bổ sung canxi đầy đủ sẽ gặp tình trạng rụng tóc , đau lưng, đau cơ bắp. Đến giai đoạn tiền mãn kinh dễ bị bệnh loãng xương, đau xương khớp.

Người cao tuổi

  • Người già bị thiếu canxi là do mạch máu bị xơ hóa, niêm mạc dạ dày không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, dạ dày khó tiết axit, khi thiếu axit thì muối canxi trong thức ăn rất khó để phân giải thành ion canxi, sự hấp thụ canxi từ thức ăn sẽ suy giảm.
  • Thận của người cao tuổi bị suy giảm chức năng, canxi bị thải ra ngoài nhiều hơn là hấp thụ vào cơ thể. Bên cạnh đó hormone sinh dục nữ và hormone sinh dục nam ở độ tuổi tiền mãn kinh đều giảm, quá trình tạo xương giảm.
  • Người già ít ra ngoài hơn, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên quá trình chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D giảm.
vicare.vn-thieu-canxi-gay-ra-benh-gi-bo-sung-canxi-truoc-khi-qua-muon-body-2

Triệu chứng khi cơ thể thiếu canxi

Khi cơ thể thường xuyên có những dấu hiệu dưới đây thì bạn hãy nghĩ ngay rằng có thể bản thân đang bị thiếu canxi.

Chuột rút, đau cơ

Khi cơ thể bị thiếu canxi tế bào thần kinh nhạy cảm hơn bạn sẽ dễ bị đau nhức cơ bắp. Canxi sẽ làm ổn định hoạt động của cơ và xương. Nếu thường xuyên bị đau cơ đột ngột, thì có thể cơ thể bạn có nồng độ canxi thấp.

Mất ngủ, mệt mỏi

Điều này thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh và người già. Cơ thể thiếu canxi sẽ làm cản trở quá trình sản sinh ra melatonin trong cơ thể. Melatonin là hormone để giúp bạn có giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó nồng độ canxi thấp dễ gây sợ hãi, hoảng loạn tinh thần, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Răng yếu

Canxi chiếm đến 99% trong răng và xương, đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe răng. Vì thế nếu thiếu hụt canxi thì răng không chắc khỏe, trở nên nhạy cảm ơn, dễ ê buốt, màu men răng giảm, răng dễ bị sâu.

Da khô và móng yếu

Thiếu canxi cũng biểu hiện rõ ràng thông qua da và móng chân, móng tay. Với những người bị thiếu canxi da sẽ dễ bị khô, bong tróc, móng tay chân yếu, giòn, dễ xước và dễ gãy mặc dù không va chạm mạnh.

Hay ốm

Canxi làm tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa virus, vu khuẩn, các dị vật xâm nhập vào cơ thể. Nếu bị thiếu canxi, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, bạn dễ bị cảm cúm, ho và nhiễm trùng.

Thiếu canxi gây suy giảm trí nhớ

Nếu thấy trí nhớ suy giảm, bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, bồn chồn, mất tập trung khi học và làm việc thì nhất định phải xem lại chế độ dinh dưỡng bởi có thể bạn đang bị thiếu hụt canxi.

Hệ cơ – xương yếu

Cơ thể thiếu canxi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hệ xương. Canxi giúp hình thành và phát triển xương khỏe mạnh hơn. Vì thế nếu canxi trong cơ thể quá thấp sẽ gây hại đến mật độ xương, là nguyên nhân gây bệnh loãng xương, gãy xương.

Những vấn đề về kinh nguyệt

Nếu phụ nữ bị thiếu canxi thì dễ bị đau trong chu kì kinh nguyệt, bị nổi mụn, đau đầu, nhức đầu, đau lưng, dễ căng thẳng. Thiếu canxi cũng khiến chu kì kinh nguyệt không đều, trong kì kinh dễ bị chảy máu nhiều.

Thiếu canxi gây ra bệnh gì?

Vậy thiếu canxi gây ra bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe tổng kết, thiếu canxi có thể liên quan đến 147 bệnh khác nhau về cả thể chất và tinh thần. Ở trẻ em và người lớn, thiếu canxi lại gây ra những căn bệnh khác nhau.

vicare.vn-thieu-canxi-gay-ra-benh-gi-bo-sung-canxi-truoc-khi-qua-muon-body-3
Thiếu canxi gây ra bệnh loãng xương

Thiếu can xi ở trẻ em gây ra bệnh gì?

  • Trẻ bị thiếu canxi trong máu nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, cáu gắt, mất tập trung trong việc học. Thiếu canxi trầm trọng có thể gây nên co giật cơ chân, cơ tay, cơ mặt, méo miệng.
  • Thiếu Canxi kéo dài là nguyên nhân gây bệnh còi xương. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ Việt Nam. Trẻ đang trong thời kì phát triển nhanh, nhẹ thiếu canxi gây còi xương, tăng trưởng kém, mọc răng chậm. Nặng thì sẽ chậm phát triển chậm về chiều cao, chân hình chữ X, chữ , dễ bị biến dạng lồng ngực, biến dạng xương khung chậu. Bé gái lớn lên sinh nở gặp khó khăn.

Thiếu canxi ở người lớn gây bệnh gì?

  • Gây bệnh loãng xương, làm tăng quá trình tiêu xương.
  • Cơ thể và thần kinh suy nhược, giảm sút trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, bệnh dễ cáu gắt, tính tình thay đổi thất thường.
  • Thiếu canxi gây bệnh liên quan đến tim mạch. Canxi có vai trò quan trọng để kích thích Albumin, làm van tim co bóp nhịp nhàng. Nếu thiếu canxi quá trình này bị gián đoạn, dễ gây bệnh tim mạch, huyết áp.
  • Bệnh xơ cứng động mạch: Nếu cơ thể thiếu canxi trầm trọng thì sẽ làm kích thích canxi từ xương vào máu. Canxi từ xương vào máu chứa ở huyết quản, làm cho cholesterol đi vào huyết quản, chất trong huyết quản dày lên, cứng, mất độ đàn hồi. Dẫn đến xơ cứng động mạch, xuất hiện cơn co chuột rút, mỡ ứ đọng tích tụ ở gân cơ.
  • Thiếu canxi gây ra bệnh đường tiêu hóa, nồng độ dịch vị trong dạ dày cao gây ra viêm loét dạ dày, trướng bụng.
  • Thiếu canxi gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể, để biết được mình thiếu canxi hay không thì ngoài việc dựa vào các dấu hiệu trên thì cần phải xét nghiệm hàm lượng canxi trong máu, đo mật độ của xương, chụp X- quang.

Làm gì để phòng và giảm thiếu canxi?

Cơ thể không thể tự sản xuất ra Canxi vì thế nếu phát hiện bản thân bị thiếu canxi thì chúng ta phải bổ sung nguyên tố vi lượng này trước khi quá muộn. Với người trưởng thành sẽ tiêu thụ 700mg canxi mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ đủ lượng canxi qua chế độ ăn hàng ngày.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Ăn thường xuyên các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, bắp cải xanh, sữa và phomat.
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, cải xoăn có chứa 150mg canxi/100g, súp lơ xanh chứa chứa 47mg canxi/100g.
  • Pho mát và sữa chua cũng rất giàu canxi, một khối phomat cheddar 100g chứa 721mg canxi; 100g sữa có chứa 125mg canxi.

Thường xuyên phơi nắng

  • Bạn không nên ở trong nhà quá nhiều, tốt nhất nên phơi nắng, sưởi ấm ngày 1 -2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút. Thời điểm tắm nắng là sáng từ 6-8h.
  • Ngoài ra bạn có thể mua thuốc bổ sung canxi nhưng phải có sự hướng dẫn sử dụng của bác sĩ về liều lượng và thời gian, tránh gây hại cho cơ thể. Thừa canxi có thể gây nên sỏi thận, thoái hóa khớp, giảm sự hấp thụ của vi chất khác là kẽm, magie...

Trên đây là chúng tôi đã giải đáp về thiếu canxi gây ra bệnh gì? Nếu có biểu hiện thiếu canxi thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Xem thêm:

  • Trẻ bị thiếu canxi khám ở đâu tốt?
  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục thiếu canxi ở trẻ sơ sinh