Thế nào là rối loạn dung nạp glucose?
Rối loạn dung nạp glucose là trình trạng lượng đường glucose trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường. Tiền đái tháo đường cũng được biết đến với tên gọi rối rối loạn dung nạp glucose. Vậy thế nào là rối loạn dung nạp glucose? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thế nào là rối loạn dung nạp glucose?
Tiền đái tháo đường cũng được biết đến với tên gọi rối rối loạn dung nạp glucose. Vậy thế nào là rối loạn dung nạp glucose? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thế nào là rối loạn dung nạp glucose?
Rối loạn dung nạp glucose là tình trạng lượng đường glucose trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường nhưng lại thấp hơn so với người bị bệnh đái tháo đường. Đây chính là sự kết hợp giữa rối loạn quá trình sản xuất insulin và kháng insulin.
Những người có rối loạn dung nạp đường glucose máu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh tim mạch khác (bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ...). Nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn cản hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh đái tháo đường và tim mạch.
Tiêu chuẩn chuẩn đoán rối loạn dung nạp glucose
Tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose là dựa vào xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose và HbA1c
Xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose:
Trước khi xét nghiệm, bạn sẽ được yêu cầu không ăn, hoặc uống vài loại nước nhất định, cho đến 8–12 tiếng trước khi xét nghiệm.Bạn có thể được yêu cầu không dùng một số thuốc nhất định để chuẩn bị cho xét nghiệm, nếu chúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.Đối với xét nghiệm, trước tiên bạn sẽ lấy máu để đo nồng độ đường trong máu trước khi xét nghiệm. Giai đoạn tiếp theo là uống một thức uống giàu glucose, có hương vị rất ngọt.Mẫu máu sẽ được lấy thêm giữa các khoảng thời gian bằng nhau mỗi 30 hoặc 60 phút hoặc một xét nghiệm đơn lẻ sau đó 2 giờ. Xét nghiệm có thể mất đến 3 giờ.
Đối với người bình thường, đường huyết 2 giờ sau khi uống đường thường dưới 7,8mmol/L (140mg/dL).Một người có rối loạn dung nạp glucose là khi: đường máu đói nhỏ hơn 7 mmol/L; đường máu sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết 2 giờ từ 7,8 mmol/L đến 11,1mmol/L
Xét nghiệm HbA1c:
Bản chất của xét nghiệm là xác định % hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin, từ đó đánh giá được nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-4 tháng trước đó.
- Trị số bình thường trong máu: 2,2 – 5,6%.
- Tăng nguy cơ bị ĐTĐ: 5,7 - 6,4%.
- Bị mắc bệnh ĐTĐ: > 6,5%.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn dung nạp glucose
Nguyên nhân chủ yếu do béo phì và thiếu tập thể dục. Một số người có nguy cơ do di truyền từ bố mẹ. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ mang thai có hội chứng buồng trứng đa nang.
Triệu chứng rối loạn dung nạp glucose
thường thì người bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra khi xét nghiệm máu trong những đợt kiểm tra sức khỏe.
Tuy nhiên bạn cũng có thể để ý đến một số dấu hiệu sau: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đái tháo đường thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
Điều trị và phòng tránh rối loạn dung nạp glucose
Nếu rối loạn dung nạp glucose được điều chỉnh có thể ngăn chặn quá trình tiến triển thành bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra điều trị sớm còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của các biến cố tim mạch. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải biết bạn có bị rối loạn dung nạp glucose hay không và phương pháp điều trị thế nào nhằm giảm các biến cố bất lợi cho sức khỏe. Phương pháp điều trị và phòng tránh rối loạn dung nạp glucose hiện nay được khuyến khích nhất là phương pháp thay đổi lối sống.
- Thay đổi lối sống là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự tiến triển của rối loạn dung nạp glucose thành bệnh đái tháo đường.
- Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh: hãy tìm gặp một bác sĩ hoặc một chuyên gia dinh dưỡng để hiểu chi tiết làm thế nào để có một chế độ ăn uống lành mạnh. Về cơ bản, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, các loại đậu đỗ, rau quả tươi... Ăn giảm bột, đường; Hạn chế dầu mỡ, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn.
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân: đặt mục tiêu cân nặng bình thường là không thực tế đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, việc giảm một một số cân sẽ giúp giảm mức đường trong máu.
- Hoạt động thể chất thường xuyên: nếu có thể, bạn nên hoạt động thể lực tối thiểu 30 phút/ngày và ít nhất năm ngày một tuần. Ví dụ như đi bộ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ, nhảy... Lý tưởng nhất là bạn nên thực hiện một hoạt động mà làm cho bạn tăng nhẹ nhịp thở và ra mồ hôi nhẹ. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Luôn luôn nhớ tư vấn bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu thực hiện hoạt động thể chất nếu bạn đã không hoạt động trong một thời gian dài.
- Ngoài ra còn có những thay đổi lối sống khác mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ bệnh tim mạch của bạn như ngừng hút thuốc lá, hạn chế tối đa các đồ uống có cồn như rượu, bia, kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo huyết áp của bạn luôn trong giới hạn bình thường, kiểm tra cholesterol định kì.
Xem thêm:
- Uống một chai soda mỗi ngày có thể gây tiền đái tháo đường
- Tiền đái tháo đường - Dấu hiệu và cách chữa
- Tiền đái tháo đường là bệnh gì?