Thấy những triệu chứng sau, nghĩ ngay tới bệnh trĩ ở trẻ em

Có nhiều người cho rằng trẻ em không thể mắc bệnh trĩ, nhưng đó là quan niệm sai lầm. Mặc dù bệnh trĩ hiếm gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh nhưng trên thực tế đã gặp nhiều trường hợp trẻ em bị mắc bệnh trĩ do việc chăm sóc trẻ không đúng cách hoặc việc chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh trĩ ở trẻ em khiến bệnh tình nặng hơn.

Thấy những triệu chứng sau, nghĩ ngay tới bệnh trĩ ở trẻ em Thấy những triệu chứng sau, nghĩ ngay tới bệnh trĩ ở trẻ em

Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và các nhận biết bệnh trĩ ở trẻ như thế nào? Chúng ta nên tìm hiểu để chăm sóc sức khỏe cho trẻ được tốt hơn tránh trường hợp bệnh sẽ càng nặng dần và khó điều trị.

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở nước ta. Bệnh trĩ là căn bệnh được tạo thành do sự phình giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn hoặc đôi khi là quanh trực tràng. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi tới đây sẽ không được lưu thông, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.

Căn bệnh này gây ra các triệu chứng như đau rát, chảy máu hậu môn sau khi đi đại tiện và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tạo ra những bất tiện trong đời sống của người bệnh. Bệnh trĩ ở trẻ em xảy ra do trẻ thường xuyên lặp lại các thói quen ăn uống thiếu chất xơ, đi vệ sinh trong thời gian quá lâu hoặc bị táo bón thường xuyên, một số trường hợp mắc bệnh trĩ do di truyền từ bố mẹ.

vicare.vn-thay-nhung-trieu-chung-sau-nghi-ngay-toi-benh-tri-o-tre-em-body-1

Các tác nhân gây bệnh trĩ

Với người lớn

Các tác nhân gây bệnh trĩ thường là táo bón, tiêu chảy, sinh đẻ, thai kỳ, lạm dụng thuốc nhuận tràng, thói quen ăn uống thiếu chất xơ, ngồi nhiều ít vận động. Rượu, cà phê và những thức ăn nhiều gia vị cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Với trẻ em

  • Nguyên nhân chính khiến bệnh trĩ gặp ở trẻ là do hiện tượng táo bón kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng táo bón của trẻ là do chế độ ăn uống chưa khoa học.
  • Ngoài ra, ở trẻ em, các liên kết cơ hậu môn của trẻ còn yếu, cơ hậu môn chưa thể tự động co lại nhiều, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn chưa hoàn chỉnh.
  • Hơn nữa, xương cùng nằm trên cùng một đường thằng với trực tràng khiến trực tràng dễ bị di chuyển lên phía trên hình thành bệnh trĩ.
  • Việc đi vệ sinh quá lâu (hơn 10 phút), vừa chơi vừa đi đại tiện khiến tăng thêm nguy cơ mắc bệnh trĩ ở trẻ

Phân loại bệnh trĩ ở trẻ em

Cũng giống như người lớn. Bệnh trĩ ở trẻ em cũng được chia làm các loại: Trĩ ngoại; trĩ nội; trĩ hỗn hợp

  • Trĩ ngoại: Xuất hiện bên ngoài thành hậu môn, búi trĩ xa xuống, có thể nhìn hoặc sờ thấy được, búi trĩ này không tụt được vào bên trong hậu môn
  • Trĩ nội: Hình thành phía trong hậu môn, khó nhận biết sớm bằng cách quan sát. Biêủ hiện ban đầu là chảy máu bũi trĩ và đau rát hậu môn
  • Trĩ hỗn hợp: Xuất hiện đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc, gây ra những triệu chứng khá nghiêm trọng.

Trẻ em mắc bệnh trĩ sẽ có những dấu hiệu gì?

Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có một số các biểu hiện dưới đây thì cần theo dõi và cho trẻ đi khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm

  • Trẻ khóc, quấy khi đi đại tiện: Khi trẻ bị bệnh trĩ sẽ có hiện tượng đau rát hậu môn do tĩnh mạch trĩ phình dãn quá mức, cản trở sự di chuyển của phân, khi rặn mạnh sẽ gây cảm giác đau cho trẻ
  • Chảy máu hậu môn: Quan sát phân thấy có máu tươi kèm theo
  • Phù hậu môn: Thấy hậu môn bị sa búi trĩ phù sưng
vicare.vn-thay-nhung-trieu-chung-sau-nghi-ngay-toi-benh-tri-o-tre-em-body-2

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

Các bậc cha mẹ nên kiểm soát tốt việc sinh hoạt và bổ sung chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

  • Chế độ ăn cho trẻ: Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ngoài các thực phẩm giàu protein thì cần bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây vào các bữa ăn cho trẻ. Các loại thực phẩm tốt cho việc nhuận tràng như: Khoai lang, rau mồng tơi, rau dền,...Các loại trái cây: Chuối, cam, dưa hấu, nước ép trái cây (táo, mận, lê),...
  • Thói quen đại tiện: Không nên cho trẻ đại tiện quá lâu, tạo thói quen đại tiện đúng giờ cho trẻ
  • Giữ gìn vệ sinh: Cần giữ gìn vệ sinh hậu môn cho trẻ bằng cách rửa bằng nước ấm và lau sạch sau khi đi vệ sinh để cải thiện khả năng tuần hoàn máu quanh hậu môn và hạn chế việc viêm, nhiễm khuẩn cho trẻ
  • Tăng các hoạt động vận động cho trẻ: Ngồi một chỗ quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Vì vậy, nên hướng trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc đi bộ đều đặn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân mắc bệnh trĩ của trẻ để có biện pháp điều trị phù hợp. Việc phát hiện bệnh trĩ sớm ở trẻ khiến việc điều trị khá dễ dàng

  • Vì trẻ có khả năng phục hồi vết thương nhanh nên hầu hết các trường hợp chúng ta chỉ cần điều chỉnh sao cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, tạo thói quen uống nước thường xuyên để tránh tình trạng trẻ bị táo bón
  • Trong một số trường hợp, biểu hiện của bệnh trĩ ở trẻ dễ bị nhẫm lẫn với bệnh sa trực tràng. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng mắc bệnh trĩ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tham khám và tư vấn kịp thời.

Xem thêm:

  • 5 bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng đông y hiệu quả
  • Dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh trĩ nội độ 1
  • Các triệu chứng và biến chứng của bệnh trĩ