Thành công với ca mổ bóc tách khối bướu "mai rùa" hiếm gặp

"Mai rùa" là tên gọi của một căn bệnh do một khối bướu hắc tố bẩm sinh gây ra trên lưng, đây là bệnh lý hiếm gặp và được xếp vào danh sách những bệnh lạ trên thế giới. Và câu chuyên về một cô bé ở Sóc Trăng, phải mang trên lưng khối u lạ với nhiều đường vân như chiếc mai rùa trong suốt 10 năm đã làm nhiều người không khỏi bất ngờ và thương cho cô bé. Tuy nhiên với lòng nhân ...

Thành công với ca mổ bóc tách khối bướu Thành công với ca mổ bóc tách khối bướu "mai rùa" hiếm gặp

"Mai rùa" là tên gọi của một căn bệnh do một khối bướu hắc tố bẩm sinh gây ra trên lưng, đây là bệnh lý hiếm gặp và được xếp vào danh sách những bệnh lạ trên thế giới. Và câu chuyên về một cô bé ở Sóc Trăng, phải mang trên lưng khối u lạ với nhiều đường vân như chiếc mai rùa trong suốt 10 năm đã làm nhiều người không khỏi bất ngờ và thương cho cô bé. Tuy nhiên với lòng nhân ái và trách nhiệm y đức, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã hoàn thành ca phẫu thuật bóc tách khối u "mai rùa" một cách thành công.

Khổ sở vì chiếc "mai rùa trên lưng"

Đó là trường hợp của em Trần Thị Ngọc Thắm 10 tuổi (quê Sóc Trăng), từ khi sinh ra cô bé đã phải mang trên người chiếc “mai rùa” kỳ lạ. Đây là khối bướu hắc tố bẩm sinh, có đường kính khá lớn hơn 22cm, úp trọn lên lưng cô bé. Khối bướu màu đen, bề mặt sần sùi, có lông và khoảng 20 u vệ tinh giống như những nốt ruồi đen vây xung quanh.

vicare.vn-thanh-cong-voi-ca-mo-boc-tach-khoi-buou-mai-rua-hiem-gap

Trên thế giới, cũng đã từng có một cậu bé 6 tuổi người Colombia từng mắc căn bệnh này vào năm 2012 và được một bác sĩ hàng đầu tại Anh phẫu thuật. Trường hợp của em Thắm là ca bệnh đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.

Theo chia sẻ từ gia đình của em, lúc mới sinh ra chiếc bướu chỉ nhỏ bằng quả quýt. Tuy nhiên theo thời gian khối bướu lớn lên từng ngày theo sự trưởng thành của bé. Ban đêm khối bướu thường làm cho bé ngứa ngáy, khó ngủ. Thời gian gần đây, em liên tục kêu đau, ngứa và gãi ra máu nên gia đình đưa con đến Bệnh viện huyện để được bác sĩ cho thuốc uống. Nhưng sau khi các bác sĩ kiểm tra thì quyết định chuyển em lên Bệnh viện Cần Thơ và sau đó là Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Tách thành công "mai rùa" nặng 1,05 kg

Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết khối bướu của bệnh nhân mang tính chất là lành tính, nhưng nếu không được mổ thì khả năng bị ung thư hóa sẽ rất cao. Ngoài ra nếu khối bướu quá lớn không thể can thiệp được nữa thì bệnh nhân sẽ phải mang "mai rùa" suốt đời. Vì vậy sau khi tiếp nhận, các bác sĩ tại bệnh viện đã đưa ra quyết định sẽ tiến hành phẫu thuật với 2 ê kíp mổ. Một kíp phẫu thuật để cố gắng lấy trọn vẹn khối bướu. Ê kíp còn lại sẽ phụ trách tính toán phần da phủ lên vùng trống sau khi lấy bướu ra. Sau đó khối bướu sẽ được gửi cho các nhà tế bào học phân tích.

Và chiều ngày 29/8 các bác sĩ đã công bố kết quả phẫu thuật sau khi hoàn thành với ê kíp mổ gồm 6 bác sĩ, sau khi bóc tách khối bướu ra khỏi lưng bé đã dùng chính phần da mặt trước đùi của bệnh nhân để phủ lên vùng trống lưng.

vicare.vn-thanh-cong-voi-ca-mo-boc-tach-khoi-buou-mai-rua-hiem-gap

Phần u bướu đã đưa đi xét nghiệm, nếu tất cả tế bào đều lành tính thì xem như bệnh nhân có thể hoàn toàn trút bỏ được "gánh nặng", còn trong trường hợp có tế bào ung thư thì bệnh nhi sẽ được điều trị tiếp theo.

Bác sĩ Hiếu cũng cho biết thêm sau ca mổ, tình trạng sức khỏe của bé vẫn ổn định và đang được theo dõi hồi sức. Và khả năng thành công của ca mổ rất cao, bệnh nhi sẽ hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Nguồn: Sống khỏe