Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu kg?

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu kg? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra khi mang thai ở tuần thứ 32. Để trả lời câu hỏi này cũng như hiểu rõ nhất về cân nặng của bé yêu trong bụng hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu kg? Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu kg?

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu?

  • Khi mang thai ở tuần thứ 32 (tháng thứ 8 của thai kỳ), đây là thời điểm bé yêu sẽ phát triển toàn diện và tăng cân nhanh chóng. Lúc này, em bé trong bụng mẹ sẽ có cân nặng đúng chuẩn là 1,8kg và có chiều dài khoảng 43cm. Ở thời điểm này, em bé vẫn đang tiếp tục phát triển và sẽ tăng thêm 230-250 gram mỗi tuần.
  • Ngoài cân nặng thì ở tuần thứ 32, hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ thống xương của bé vẫn đang liên tục phát triển hoàn thiện để chuẩn bị chào đời. Cũng trong lúc này, các móng tay, móng chân bé cũng đã cứng cáp và nhọn hơn những tuần trước.
  • Không chỉ vậy, ở tuần thứ 32 này, mi mắt, lông mày và tóc trên đầu của thai nhi cũng đã có thể nhìn thấy rõ ràng hơn. Lớp lông tơ phủ trên cơ thể bé yêu giờ đây đã bắt đầu rụng dần đi. Các chức năng khác của cơ thể em bé cũng đang dần hoàn thiện để đảm bảo cho khả năng sống độc lập bên ngoài tử cung mẹ và chuẩn bị hành trình chào đời.

Thai nhi 32 tuần cần làm những xét nghiệm gì?

vicare.vn-thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-kg-body-1

Tuần thai thứ 32, là một trong mốc thời gian vô cùng quan trọng để tầm soát thai nhi. Chính vì vậy, ở tuần thai 32 này mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm về tổng phân tích nước tiểu với 10 thông số với mục đích để đánh giá về tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Cụ thể 10 thông số xét nghiệm như sau:

  • Glucose: Thông số này nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Leukocytes (tế bào bạch cầu): Kiểm tra nước tiểu có chứa bạch cầu để xác định thai phụ bị nhiễm khuẩn hoặc nấm hay không.
  • Nitrate (NIT): Thông số này để kiểm tra việc nhiễm trùng đường tiểu hay không.
  • Urobillinogen (UBG): Thông số này kiểm tra bệnh lý ở gan hay túi mật.
  • Billirubin (BIL): Thông số này sẽ tương tự như UBG, cũng kiểm tra bệnh lý ở gan hay túi mật
  • Protein: Thông số này sẽ cho thấy có máu ở nước tiểu, có bệnh lý ở thận hay có nhiễm trùng.
  • Specific Gravity (SG): Thông số đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc
  • Kentone (KET): Thông số kiểm tra bệnh tiểu đường.
  • Blood (BLD): Thông số kiểm tra nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết từ bàng quang hay sỏi thận.
  • ASC (Ascorbic Acid): Thông số này có thể đánh giá bệnh thận qua chất thải trong nước tiểu.

Bên cạnh việc thực hiện xét nghiệm phân tích nước tiểu với 10 thông số trên thì ở tuần thứ 32 này cũng là thời điểm quan trọng để tiến hành siêu âm nhằm phát hiện các dị tật bất thường có thể xảy ra muộn đối với bé mà các lần siêu âm trước đó không thể phát hiện ra được. Từ đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những kết luận chính xác về tình hình phát triển của thai nhi và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu thai nhi trong tử cung có dấu hiệu đang phát triển chậm hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Ngoài ra, ở mốc 32 tuần này, các mẹ cũng cần thực hiện khảo sát về sự lưu thông máu bên trong dây rốn của bé, về khối lượng nước ối để kiểm tra có bị thiếu ối hay thừa ối, nước ối đục hay không. Không những thế, ở tuần thai 32 mẹ bầu có thể kiểm tra thai nhi có ngôi thai thuận hay nghịch từ đó sẽ đưa ra những hướng xử lý kịp thời.

Các vấn đề thường gặp khi mang thai tuần thứ 32

Khi mang thai ở tuần thứ 32 của thai kỳ, lúc này em bé ngày càng một lớn nhanh và có những thay đổi để chuẩn bị cho quá trình ra ngoài bụng mẹ của thai nhi. Chính vì vậy, cơ thể người mẹ cũng sẽ có những thay đổi.

  • Trong tuần thai thứ 32 này, mẹ bầu có thể thường xuyên cảm thấy khó thở. Bởi lúc này phổi và cơ hoành đang bị o ép bởi em bé. Vì vậy, có thể kê gối thật cao khi ngủ hoặc ngồi thật thẳng lưng, để cảm thấy dễ thở hơn.
  • Mẹ bầu bị bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axit dạ dày. Để cải thiện điều này, mẹ bầu hãy cố gắng ăn nhiều bữa để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thai nhi nằm chúc đầu xuống. Đây là khoảng thời gian bé sẽ xoay đầu xuống để chuẩn bị cho hành trình ra đời của mình. Vì vậy, mẹ bầu cũng đừng lo lắng nếu thấy em bé nằm chúc đầu xuống, đây chính là ngôi thuận của thai nhi.
vicare.vn-thai-nhi-32-tuan-nang-bao-nhieu-kg-body-2
  • Chân mẹ bầu có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch. Nếu mẹ hay ai đó trong gia đình của mẹ bầu cũng từng bị như vậy, thì mẹ bầu sẽ có khả năng bị chứng này. Để hạn chế vấn đề này, mẹ bầu hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân lên cao.
  • Mẹ bầu lúc nào cũng thấy nóng, thân nhiệt cao, nếu đặt tay ngay sát da bụng sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình. Đây là một trong những dấu hiệu bình thường bởi do mang thai nội tiết tốt của mẹ sẽ thay đổi.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các mẹ đã có giải đáp cho thắc mắc “thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu” của mình và có thêm những kiến thức để đảm bảo cân nặng đạt chuẩn cho bé yêu của mình. Chúc các mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Những địa chỉ khám thai 32 tuần tốt tại Hà Nội
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32 đến tuần 36 gói xét nghiệm không thể bỏ qua khi có bầu