Thai nhi 30 tuần đạp nhiều có tốt không và đạp bao nhiêu là vừa?

Thai nhi 30 tuần đạp nhiều trong bụng mẹ có tốt không và đạp bao nhiêu là vừa luôn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thực tế, việc thai nhi đạp nhiều hay ít đều không có quy chuẩn nhất định. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa cho biết, thai nhi đạp trung bình 10 lần trong vòng 2 giờ phản ánh thai nhi đang khỏe mạnh.

Thai nhi 30 tuần đạp nhiều có tốt không và đạp bao nhiêu là vừa? Thai nhi 30 tuần đạp nhiều có tốt không và đạp bao nhiêu là vừa?

Thai nhi trong tuần thứ 30 phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 30, thai nhi dài khoảng 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg và đang chuẩn bị tăng tốc phát triển. Bé đã có thể quay đầu bên này sang bên kia dễ dàng. Thậm chí bé còn mở mắt, nhắm mắt. Tay chân và thân mình dần dần đầy đặn hơn, chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới lớp da.

Thai nhi cũng có thể ngọ nguậy nhiều, đạp nhiều khiến mẹ bầu khó ngủ. Các đầu dây thần kinh của mẹ bầu cũng cảm nhận được mọi chuyển động của thai nhi. Lúc này, mẹ bầu cũng cảm nhận được một cơ thể nhỏ bó đang tồn tại bên trong mình.

Làn da của thai nhi đã bớt trong hơn và gần giống với da của em bé sơ sinh. Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành và có các nếp. Xương chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn.

Thai nhi 30 tuần đạp bao nhiêu là bình thường?

vicare.vn-thai-nhi-30-tuan-dap-nhieu-co-tot-khong-va-dap-bao-nhieu-la-vua-body-1
  • Những cú đạp không đơn thuần là “đạp”: Khi em bé phát triển sẽ bắt đầu di chuyển, cử động trong bụng mẹ. Do đó, bé không chỉ đạp mà còn thực hiện nhiều động tác khác như đá, nấc, quơ tay, quay người, nhào lộn và nhiều cử động khác. Mọi cử động của thai nhi mẹ không thể phân biệt hết được. Do đó, khi mẹ cảm nhận được thai nhi chuyển động thường gọi đó là “em bé đạp”.
  • Em bé đạp nhiều hơn để phản ứng với môi trường bên ngoài: Khi môi trường bên ngoài có kích thích như âm thanh, ánh sáng hoặc thực phẩm mẹ tiêu thụ, bé cũng đạp nhiều hoặc chuyển động để phản ứng với kích thích đó.
  • Sau mỗi bữa ăn của mẹ, em bé đạp nhiều hơn: Em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường sẽ đạp 1 ngày trung bình từ 15-20 lần. Và chúng cũng đạp nhiều hơn sau khi mẹ ăn xong để phản ứng với âm thanh to.
  • 9 tuần tuổi trở lên là em bé bắt đầu đạp: Lúc này em bé bắt đầu đạp nhưng mẹ chưa cảm nhận được vì còn yếu. Sau 18-19 tuần thì mẹ có thể cảm nhận được nhưng phải chú ý hết sức vì chúng chỉ đá nhẹ như cái búng trong bụng. Nhiều mẹ cảm thấy em bé được 24 tuần đạp nhiều và thông thường 30 tuần trở lên là em bé đạp nhiều hơn hẳn.
  • Đạp ít hơn bình thường là dấu hiệu xấu: Một em bé khỏe mạnh sẽ đạp 1 ngày 15-20 lần. Nếu bé giảm cử động có thể là do không nhận đủ dinh dưỡng hoặc oxy. Do đó, mẹ bầu cần kiểm tra bằng siêu âm để phát hiện bất thường, nếu có sẽ can thiệp kịp thời.

Đạp ít hơn không phải lúc nào cũng là mối lo ngại

Thai nhi cũng cần 1 khoảng thời gian để nghỉ ngơi, tầm 45-50 phút, nên nếu bé đạp ít hơn mẹ chưa cần phải lo lắng. Kể cả đến khi 36 tuần thai nhi đạp ít hơn vẫn không lo ngại vì bụng mẹ đã chật chội hơn.

4 dấu hiệu khỏe mạnh của thai nhi 30 tuần

vicare.vn-thai-nhi-30-tuan-dap-nhieu-co-tot-khong-va-dap-bao-nhieu-la-vua-body-2
  • Thai nhi hiếu động: Thai nhi được 5 tháng sẽ bắt đầu hoạt động trong tử cung. Đạp là cử động dễ nhận biết nhất của thai nhi trong bụng mẹ. Đến tháng thứ 6, thai nhi sẽ phản ứng với âm thanh, kích thích bên ngoài bằng các cử động mà mẹ có thể nhầm tưởng là bé nấc. Sang tháng thứ 7, các kích thích như ánh sáng, tiếng ồn và đau, thai nhi sẽ phản ứng lại. Tháng thứ 8 thai nhi thay đổi vị trí và đạp nhiều, mạnh trong bụng mẹ.

Bác sĩ khuyến cáo, thai nhi 30 tuần đạp nhiều và chứng tỏ bé đang khỏe mạnh là khi đạp 10 cái trong vòng 2 giờ. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ đạp ít hơn vì thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung nên chỗ trống không còn cho bé đạp.

  • Tăng trưởng và phát triển: Siêu âm có thể xác định được sự phát triển của thai nhi. Thông thường, tháng thứ 5, em bé bình phát triển ổn định sẽ đạt chiều dài 25cm, mỗi tháng tiếp theo tăng 5cm. Tháng thứ 7 đạt 30cm và tháng thứ 9 dao động từ 45-50cm.
  • Nhịp tim: Bác sĩ có thể chạm vào bụng mẹ bầu để nghe nhịp tim thai nhi, tháng thứ 8 thì nhịp tim thai nhi khỏe mạnh dao động từ 110-160 nhịp đập/phút.
  • Đổi vị trí khi đau đẻ: Đến cuối thai kỳ, thai nhi sẽ rơi vào khung xương chậu, đầu và vai được đặt vào phần dưới của tử cung để sẵn sàng ra ngoài khi có cơn chuyển dạ.

Xem thêm:

  • Cân nặng thai nhi 30 tuần bình thường là bao nhiêu?
  • Thai nhi “đạp” - Những điều mẹ còn chưa biết