Thai ngoài tử cung - Nguyên nhân và cách điều trị

Không phải ai cũng may mắn có cơ hội làm mẹ suôn sẻ. Rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn đầu mang thai. Trong đó, thai ngoài tử cung được biết đến như là một hiện tượng khá phổ biến. Nếu đang dự định sinh con, bạn cần lưu ý đến hiện tượng này để phòng bệnh hay điều trị sau khi bị thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung - Nguyên nhân và cách điều trị Thai ngoài tử cung - Nguyên nhân và cách điều trị

Niềm hạnh phúc của người phụ nữ mang thai bao giờ cũng đong đầy. Nhưng không phải ai cũng may mắn có cơ hội làm mẹ suôn sẻ. Rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn đầu mang thai. Trong đó, thai ngoài tử cung được biết đến như là một hiện tượng khá phổ biến. Nếu đang dự định sinh con, bạn cần lưu ý đến hiện tượng này để phòng bệnh hay điều trị sau khi bị thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung là gì?

Với các bác sĩ, thai ngoài tử cung là bệnh lý rất thường gặp trong thực hành sản khoa. Thai ngoài tử cung được định nghĩa là trường hợp người phụ nữ có thai nhưng khối thai lại không phát triển trong lòng tử cung. Thai có thể nằm ở các vị trí như vòi trứng, buồng trứng, trong ổ bụng, trên vết mổ thành tử cung.

Tùy vào vị trí hình thành thai ngoài tử cung, chúng ta có các trường hợp khác nhau. Nhưng nguy hiểm nhất là Thai đoạn kẽ - trường hợp khi thai đóng ở chỗ nối của vòi trứng và tử cung. Thai đoạn kẽ vỡ sớm hơn, chảy máu ồ ạt và khó chẩn đoán.

Vậy khi nào xảy ra hiện tượng thai ngoài tử cung

Trong quá trình thụ tinh sẽ có hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo của người phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh mới đủ sức gặp trứng để hình thành hợp tử. Khi hợp tử phát triển đến giai đoạn tự nhân đôi, nó sẽ tự di chuyển qua ống dẫn trứng để làm tổ trong buồng trứng.

Trong lúc di chuyển sang buồng trứng, vì một số tác nhân nào đó mà lối dẫn hợp tử bị ách tắc và buộc phải dừng lại trong vòi trứng. Hợp tử phát triển thành phôi thai và khiến vòi trứng căng ra bất thường. Khi phôi thai lớn vượt kích thước vòi trứng, vòi trứng có thể bị vỡ, gây xuất huyết trong ổ bụng.

Theo thống kê gần đây, cứ 1000 người có thai thì sẽ có 4 đến 10 người gặp tình trạng thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, khi nghi ngờ mình đang có thai ngoài tử cung, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

HoiBenh.vn-thai-ngoai-tu-cung-body-2
Khi nào xảy ra hiện tượng thai ngoài tử cung?

Chẩn đoán thai ngoài tử cung như thế nào?

Khi đến bệnh viện, người phụ nữ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm cũng như chờ kết quả từ bác sĩ. Một số thông tin từ Vinmec về quá trình chẩn đoán thai ngoài tử cung để chuẩn bị tâm lý trước.

  • Bác sĩ khám sơ bộ vùng ổ bụng, phát hiện một khối u cạnh tử cung gây đau. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng có thể bị nhầm lẫn với bệnh khối u buồng trứng, viêm phần phụ cận tử cung... Chính vì vậy, cần tiến hành một số xét nghiệm tiếp theo.
  • Thử máu và thử nước tiểu, xác định nồng độ hCG.
  • Siêu âm bác sĩ nhìn thấy tử cung không có túi thai và khối u cạnh tử cung hoặc niêm mạc tử cung dày lên.
  • Nội soi ổ bụng để chẩn đoán chính xác khả năng mang thai ngoài tử cung.

Cách điều trị khi gặp tình trạng thai ngoài tử cung

Trường hợp chỉ định phẫu thuật khi thai có kích thước lớn trên 3cm. Hình thức phẫu thuật có thể là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Phương pháp mổ nội soi

Được áp dụng phổ biến. Bác sĩ thực hiện sẽ mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng sau đó đưa dụng cụ phẫu thuật vào. Sau đó, các bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác lấy khối thai ra ngoài. Phương pháp này đòi hỏi cơ sở y tế hay bệnh viện đó phải có điều kiện kỹ thuật, trang bị tiến bộ. Tay nghề bác sĩ cũng là yếu tố quan trọng để bạn quyết định chọn bệnh viện mổ thai ngoài tử cung.

Phương pháp phẫu thuật mổ thường

Được áp dụng trong trường hợp thai có kích thước lớn và tình huống nguy kịch. Phương pháp này cũng có khuyết điểm là tổn hại nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ. Gần như là một ca nạo phá thai và còn nguy hiểm hơn. Chính vì vậy mà phương pháp này thường là phương án bất khả dĩ.

Nếu thai nhỏ và phát hiện sớm, bác sĩ sẽ thường chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu.

Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên có biện pháp tránh thai từ 6 đến 12 tháng để chức năng và bộ phận sinh sản hồi phục bình thường.

HoiBenh.vn-thai-ngoai-tu-cung-body-3
Phương pháp phẫu thuật mở thường

Những điều cần lưu ý khi mang thai ngoài tử cung

Dù là thai ngoài tử cung lớn hay nhỏ thì quá trình điều trị sẽ khiến sức khỏe người phụ nữ suy giảm. Vì vậy mà người phụ nữ cần chú ý một số điều phải kiêng cữ sau khi điều trị tình trạng thai ngoài tử cung.

  • Kiêng đậu nành vì trong đậu nành chứa phytate làm cơ thể khó hấp thụ sắt, làm vết thương chậm lành hơn.
  • Kiêng ăn gừng vì gừng dễ khiến tử cung co thắt, tổn thương và xuất huyết, làm trọng trọng hơn tình trạng phục hồi sau phẫu thuật.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm có tính hàn hoặc có thể làm vết thương chậm lành.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong 2 đến 3 tháng để vết thương trong cơ thể chóng lành.
  • Không làm việc nặng và đi lại nhiều.
  • Không để cơ thể nhiễm lạnh.

Những thông tin hữu ích trên sẽ giúp người phụ nữ lưu ý hơn về hiện tượng thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung là điều đáng tiếc với những người đã có cơ hội làm mẹ. Nhưng nếu bạn là người không may mắn ấy thì cũng đừng quá buồn bã, thất vọng mà hãy cố gắng giữ tinh thần bình tĩnh, nhẹ nhàng để mau chóng hồi phục sức khỏe.

Xem thêm:

  • Cách phòng tránh thai ngoài tử cung
  • Làm thế nào để phát hiện thai ngoài tử cung?
  • Bị mang thai ngoài tử cung phải làm sao?