Thai ngoài tử cung có bị nghén không?
Hầu như tất cả các phụ nữ mang thai đều gặp các triệu chứng của ốm nghén, nôn, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi... Vậy nếu trường hợp mang thai ngoài tử cung có bị nghén không? Bài viết sau sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trên.
Thai ngoài tử cung có bị nghén không?
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh cấy và phát triển bên ngoài khoang chính của tử cung. Mang thai bắt đầu với một trứng thụ tinh. Thông thường, trứng được thụ tinh gắn vào niêm mạc tử cung. Mang thai ngoài tử cung thường xảy ra trong ống dẫn trứng, mang trứng từ buồng trứng đến tử cung- được gọi là thai ngoài tử cung. Đôi khi, thai ngoài tử cung xảy ra ở các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như buồng trứng, khoang bụng hoặc phần dưới của tử cung (cổ tử cung), kết nối với âm đạo.
Mang thai ngoài tử cung không phải hiện tượng bình thường. Trứng được thụ tinh không thể sống sót và phát triển có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được điều trị.
Mang thai ngoài tử cung có bị nghén không?
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa có lý do thực sự cho hiện tượng ốm nghén khi mang thai. Nhưng có thể kể đến một số lý do như:
- Do thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp.
- Hệ thần kinh của một số bà bầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn.
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ nồng độ các chất nội tiết tố tăng cao. Trong đó có progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.
- Do di truyền.
- Vào thời kỳ mang thai nồng độ hormon trong cơ thể người mẹ sẽ đặc tăng cao, đặc biệt là HCG gây ra các phản ứng như: Nôn, đau đầu,... Hormon được sinh ra ngay khi trứng được thụ tinh, khi vị trí của thai còn chưa ổn định.
Do đó, việc mẹ có mang thai ngoài tử cung hay không thì việc bị ốm nghén vẫn có thể xảy ra bình thường. Các triệu chứng ốm nghén sẽ xuất hiện vào 3 tháng đầu hay 14 tuần đầu của thai kỳ. Hoặc các bà mẹ mang thai lần đầu cũng sẽ có khả năng bị ốm nghén hơn là các mẹ sinh con thứ 2, thứ 3...
Các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hay gặp
Ngoài việc đi siêu âm để biết mình có mang thai ngoài tử cung không. Các mẹ cũng có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:
- Thai tử cung cũng có những dấu hiệu như mang thai bình thường như: mất kinh, nghén, tức ngực...
- Chuột rút: Chuột rút là dấu hiệu thường thấy khi mang thai. Ban đầu chỉ là những cơn chuột rút nhẹ sau tăng dần. Tuy nhiên, nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng như đau bụng hay chảy máu âm đạo thì có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.
- Đau bụng hoặc đau xương chậu dữ dội: Khởi phát là những cơn đau âm ỉ nhưng sẽ tăng dần và dữ dội hơn khi vòi trứng bị vỡ. Khi đó các mẹ sẽ thấy người lả đi, không còn sức, da xanh xao, có thể bị hôn mê. Bạn nên đến bệnh viện nếu cơn đau ngày càng nặng hơn.
- Đau lưng trầm trọng: Khi mang thai ngoài tử cung cơn đau lưng sẽ mạnh và kéo dài ở vùng lưng dưới.
- Chảy máu âm đạo: Đây là triệu chứng thường gặp khi bị thai ngoài tử cung, tuy nhiên nó không được các mẹ nghĩ đến do dễ nhầm lẫn. Nếu như không nghĩ là mình mang thai rất dễ nhầm đây là bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Họ cũng có thể nghĩ là họ bị sảy thai trong trường hợp đang mang thai. Bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Xem thêm:
- Giải đáp những thắc mắc về mang thai ngoài tử cung
- Bị mang thai ngoài tử cung phải làm sao?
- Sự nguy hiểm của việc mang thai ngoài tử cung