Thai 5 tuần túi thai bao nhiêu mm?
Khi thai nhi 5 tuần tuổi, nhiều mẹ thường thắc mắc rằng thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu rồi và cần chú ý những điều gì để thai nhi trong bụng mẹ luôn khỏe mạnh? Để tìm hiểu về điều này, hãy cùng tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin trong quá trình chăm sóc thai nhi.
Thai 5 tuần túi thai bao nhiêu mm?
Khi thai nhi 5 tuần tuổi, nhiều mẹ thường thắc mắc rằng thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu rồi và cần chú ý những điều gì để thai nhi trong bụng mẹ luôn khỏe mạnh? Để tìm hiểu về điều này, hãy cùng tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin trong quá trình chăm sóc thai nhi.
1. Túi thai là gì?
Túi thai hay còn gọi là túi nước ối, là một túi chất lỏng nằm trong dạ con của phụ nữ mang thai. Túi thai có tác dụng che chở và nuôi dưỡng thai nhi từ khi mới hình thành tới khi chào đời.
Nói cách khác,đây là ngôi nhà của thai nhi, trong ngôi nhà đó sẽ chứa đầy chất lỏng dinh dưỡng màu vàng nhạt là nước ối giúp thai nhi di chuyển, cử động và phát triển. Ngoài ra, túi thai còn giống như một tấm nệm giúp con tránh được các tổn thương va đập từ bụng và cũng là hàng rào bảo vệ quan trọng để ngăn vi khuẩn không xâm nhập vào thai nhi. Vì vậy, khi túi thai vỡ (nếu chưa tới tuần cuối thai kỳ) sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng thai nhi, trong trường hợp này cần cấp cứu khẩn cấp.
2. Tại sao trong túi thai chứa nước?
Nước trong túi thai được tạo ra từ nhau thai, màng ối và hệ tuần hoàn của người mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nước ối là chất lỏng màu vàng nhạt chứa dinh dưỡng giúp trẻ có thể duy trì sự sống trong bụng mẹ. Trong trường hợp phụ nữ mang thai có quá ít chất lỏng hay quá dư thừa chất lỏng đều ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi.
3. Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu?
Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Khi thai nhi 5 tuần tuổi là giai đoạn mũi, miệng và tai của bé đang phát triển mạnh. Vào tuần này, thai nhi trong bụng nhìn giống một chú nòng nọc con hơn là một đứa bé và trọng lượng của bé chưa được 1 gam nên rất khó để có thể cho mẹ thông tin chính xác các chỉ số cơ thể được. Lúc này, phôi thai của bé cũng chứa một lượng tế bào khá lớn. Các ống thần kinh sẽ tạo thành tủy ống chạy dọc theo phôi thai và tạo nên não bộ. Phần phình ra ở trung tâm của phổi sẽ phát triển thành trái tim. Dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi qua nhau thai và màng nhau để cung cấp dinh dưỡng cho bé hình thành và phát triển.
4. Thai 5 tuần túi thai bao nhiêu mm?
Sau khi đã biết thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu thì cũng nhiều bà mẹ quan tâm thai 5 tuần túi thai bao nhiêu mm? Quá trình theo dõi bảng kích thước túi thai sẽ giúp mẹ biết túi thai và tuổi thai có đang phát triển tương ứng với nhau không. Vì trong trường hợp túi thai quá nhỏ và không phát triển kịp tuổi thai, thai nhi có nguy cơ làm vỡ túi thai khi lớn hơn, ngược lại, túi thai quá lớn theo tuổi thai, nước ối trong túi thai sẽ không đủ để giúp thai nhi phát triển. Theo thống kê của các chuyên gia y tế, thai 5 tuần tuổi nên có đường kính túi thai khoảng 5,5 mm. Khi bước sang tuần thứ 6 kích thước túi thai sẽ đạt 10 mm.
5. Cơ thể mẹ sẽ thay đổi như nào khi thai nhi 5 tuần tuổi?
Đây được xem là thời gian mà phụ nữ mang thai có những cảm giác vui buồn lẫn lộn. Mới vài phút trước mẹ cảm thấy vui vẻ, thoải mái thì có thể ngay sau đó lại căng thẳng buồn bực cực độ. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ có cảm giác phấn chấn, chán nản, giận dữ, vui vẻ rồi lại bất an. Đây cũng là giai đoạn mà nồng độ hormone trong cơ thể mẹ thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, việc cảm xúc của mẹ thay đổi liên tục trong thời gian này cũng là điều rất bình thường và tình trạng này sẽ diễn ra mạnh mẽ vào tháng thứ hai hoặc sẽ quay lại vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thống kê có khoảng 10- 12% phụ nữ mang thai bị trầm cảm trong thời gian thai kì. Con số này gần bằng tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, nếu bà mẹ có bất cứ vấn đề tâm lý nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
6. Mẹ nên lưu ý những gì để không làm vỡ túi thai sớm?
Nếu vỡ túi thai sẽ vô cùng nguy hiểm vì khi đó nước ối chảy ra ngoài khiến thai nhi không có môi trường để tiếp tục phát triển. Một trong những nguyên nhân khiến vỡ túi thai có thể do viêm nhiễm phần phụ, hở eo cổ tử cung, bánh nhau bám ở vị trí không tốt. Bên cạnh đó, nếu người mẹ trước đó nạo phá thai nhiều lần cũng sẽ khiến viêm nhiễm, gây hở cổ tử cung và rất dễ vỡ ối khi mang thai.
Vì vậy, để an toàn cho thai nhi và tránh vỡ ối, phụ nữ trong độ tuổi mang thai nên có cuộc sống lành mạnh, cần đi khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo không viêm nhiễm và khám thai kỳ định kỳ.
7. Thực phẩm có hại cho sức khỏe mẹ bầu cần tránh
Khi sử dụng thực phẩm, mẹ bầu có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Nguồn gốc của các bệnh ngộ độc thực phẩm thường là do nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra như nhiễm khuẩn listeria và toxoplasmosis. Những loại ký sinh trùng này có thể gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc khiến mẹ bầu bị sảy thai. Dưới đây là danh sách những thực phẩm bà bầu cần phải tránh khi mang thai:
- Phô mai mềm chưa tiệt trùng như phô mai làm từ sữa dê và phô mai xanh;
- Sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng;
- Trứng sống hoặc thực phẩm có chứa trứng sống;
- Thịt, cá và các hải sản có vỏ còn sống chưa qua chế biến;
- Thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như xúc xích và thịt nguội;
- Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao bao gồm cả cá mập, cá kiếm hoặc cá kình.
Xem thêm:
- Mẹ có biết mang thai đôi có mấy túi ối không?
- Phá thai bằng thuốc ra túi thai như thế nào?
- Kích thước túi ối nhỏ so với tuổi thai