Thai 35 tuần ngứa vùng kín mẹ bầu phải làm gì

Ngứa vùng kín được xem là triệu chứng phổ biến nhất về các bệnh phụ khoa khi phụ nữ mang thai. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt là khi đã vào những tuần cuối của thai kỳ. Vậy khi thai 35 tuần ngứa vùng kín mẹ bầu phải làm gì?

Thai 35 tuần ngứa vùng kín mẹ bầu phải làm gì Thai 35 tuần ngứa vùng kín mẹ bầu phải làm gì

Ngứa vùng kín được xem là triệu chứng phổ biến nhất về các bệnh phụ khoa khi phụ nữ mang thai. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt là khi đã vào những tuần cuối của thai kỳ. Vậy khi thai 35 tuần ngứa vùng kín mẹ bầu phải làm gì?

Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai 35 tuần

  • Thay đổi nồng độ pH vùng âm đạo, độ kiềm tăng lên khi mang thai dễ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.
  • Từ tháng thứ 4 của thai kỳ đa phần các bà bầu đều xuất hiện những vết rạn da ở vùng bụng dưới, quanh mu, bẹn và đùi. Những phần da bị rạn này có thể khiến bà bầu cảm thấy hơi ngứa ngáy râm ran khó chịu.
  • Bị viêm nang lông: khi mang bầu vùng kín tiết nhiều dịch và ẩm ướt hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi và viêm tắc nang lông gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Khi mang thai, thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường, nên xảy ra hiện tượng mồ hôi ra quá nhiều ở các khe hở xung quanh âm hộ, nếp nhăn ở cửa âm đạo. Nếu những khu vực này không được khô thoáng sẽ gây ra ngứa ngáy khó chịu.
  • Bị trĩ khi mang thai: trong quá trình mang thai mẹ bầu rất dễ bị táo bón gây ra tình trạng bệnh trĩ, làm ngứa ngáy vùng hậu môn và sẽ lây lan sang ngứa cả vùng kín.

Thai 35 tuần ngứa vùng kín mẹ bầu phải làm gì?

Khi mẹ bầu thai 35 tuần ngứa vùng kín thì không được chủ quan. Nó không những gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng nguy hiểm trực tiếp đến thai nhi. Tuyệt đối không được dùng tay gãi hay chà sát mạnh vì đây là vùng nhạy cảm, rất dễ bị trầy xước và tổn thương gây ra nhiễm trùng. Để hạn chế sự khó chịu các mẹ bầu có thể áp dụng theo một số lời khuyên sau:

vicare.vn-thai-35-tuan-ngua-vung-kin-me-bau-phai-lam-gi-body-1

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Khi mang thai nên chú ý đến việc vệ sinh vùng kín nhiều hơn. Sử dụng nguồn nước sạch, không nên dùng các loại dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa mạnh. Thay vào đó có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng, chè xanh hoặc lá trầu không rửa sạch, đun kỹ. Thông thường những loại lá này có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều...

Khi vệ sinh vùng kín nên sử dụng nước ấm, không nên chà sát quá mạnh, thụt rửa quá sâu và bên trong âm đạo.

Lựa chọn quần áo

Nên chọn những bộ đồ rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton. Quần lót cũng nên chọn quần phù hợp với mình, mềm mại và đặc biệt phải luôn giữ khô thoáng ở vùng kín..

Chế độ ăn

Chế độ ăn nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, rau, trứng..), vitamin D (các loại cá biển, gan cá, sữa...)

Uống đủ nước (1,5-2 lít mỗi ngày). Hạn chế đường và đồ ngọt; các loại đồ ăn cay nóng và nhiều chất béo. Nên lựa chọn ăn thêm sữa chua không đường mỗi ngày vì nó tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và giúp giữ cân bằng độ pH trong cơ thể.

Sử dụng kem dưỡng da

Dùng các loại kem làm ẩm và mềm da để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu oliu, aloe vera gel... Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa oxit kẽm lên vùng da bị ngứa hay bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa.

Tránh giao hợp khi đang mang bầu.

nên tránh giao hợp cho đến khi hết hẳn các triệu chứng ngứa.

Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai

  • Nếu chỉ ở mức độ ngứa, mẹ bầu có thể áp dụng bài thuốc trị ngứa của dân gian rất hiệu quả bằng lá trầu không.
vicare.vn-thai-35-tuan-ngua-vung-kin-me-bau-phai-lam-gi-body-2

Bước 1: rửa sạch 15 lá trầu không, cho vào nồi nước ( khoảng 3 lít) và nấu đến khi lá trầu hơi nhàu, chừng khoảng 20 phút.

Bước 2: đổ nước trong nồi vào 1 cái thau, đợi bốc hơi bớt, sau đó dùng xông hơi vùng kín. Nó sẽ làm sạch, thoáng và khử sạch khuẩn ở vùng kín.

Bước 3: sau khoảng 10 phút xông, mẹ bầu lấy nước này vệ sinh nhẹ nhàng lại vùng kín.

Mỗi tuần nên áp dụng từ 2-3 lần là sẽ thấy hiệu nghiệm ngay.

  • Còn khi có các biểu hiện bất thường khác về dịch tiết âm đạo, vì đã ở tuần thai thứ 35 nên việc sử dụng thuốc cần phải thận trọng chú ý. Mẹ bầu nên đi khám ở các cơ sở chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác và được điều trị kịp thời.

Vào những tháng cuối thai kỳ, việc bảo vệ thai nhi an toàn là cực kỳ quan trọng, không nên để bất cứ lý do nào ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy khi thai 35 tuần ngứa vùng kín mẹ bầu nên chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và nếu có bất thường gì thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm:

  • Làm sao để phòng tránh ngứa và sưng vùng kín khi mang thai?
  • Đừng để ngứa vùng kín khi mang thai “ghé thăm” bạn
  • Cách trị ngứa vùng kín khi mang thai mà bà bầu cần biết