Thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

Xuyên suốt quá trình lớn lên và phát triển trong bụng mẹ thì một dấu mốc quan trọng của bé là thai nhi quay đầu. Nhiều mẹ bầu đặt ra câu hỏi rằng liệu thai 29 tuần đã quay đầu chưa? Nếu chưa quay đầu thì phải làm gì?

Thai 29 tuần đã quay đầu chưa? Thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

Làm sao biết thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

Để quá trình sinh nở của bà mẹ được thuận lợi và sức khỏe của bé được đảm bảo thì vị trí ngôi thai có ảnh hưởng rất quan trọng. Nếu có ngôi thai thuận thì mẹ sẽ sinh thường còn nếu ngôi ngược thì sản phụ cần nhận được tư vấn của bác sĩ. Thường thì siêu âm là cách tốt nhất để mẹ biết được thai 29 tuần đã quay đầu hay chưa. Tuy nhiên, thông qua cảm nhận, nếu vùng bụng dưới của mẹ thường xuyên nhận các cú đạp từ bé thì khả năng thai vẫn chưa quay đầu. Còn khi mẹ thấy nặng bụng dưới, bụng nhọn hơn và các cú đạp nằm gần rốn hơn thì thai 29 tuần đã quay đầu.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, hơn 80% các phụ nữ mang thai ở Việt Nam sẽ bắt đầu xoay ngôi thai từ tuần thai thứ 28-29, còn 20% còn lại sẽ rơi vào trường hợp quay sớm hơn hoặc chậm hơn thường ở tuần thai 34-35 với mẹ bầu mang thai lần đầu và ở tuần 36-37 với những mẹ mang thai lần thứ 2. Đặc biệt, nếu thai nhi phát triển khỏe mạnh và điều kiện dinh dưỡng trong bụng mẹ hoàn hảo thì em bé có thể quay đầu từ tháng thứ 5 và ổn định đến lúc chào đời.

HoiBenh.vn-thai-29-tuan-da-quay-dau-chua-body-2
Thai nhi quay đầu

Những lưu ý khi thai nhi không quay đầu

Trong trường hợp gần đến thời gian cuối thai kì mà bé không quay đầu hoặc quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ thì nguy cơ gặp rắc rối của mẹ liên quan đến quá trình chuyển dạ và nguy cơ mổ cao, cảm giác đau lưng dữ dội. Lúc này, sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để nhận được lời tư vấn của bác sĩ. Để tránh gần ngày sinh mà thai nhi không quay đầu, mẹ nên lưu lại một số mẹo sau:

  • Không nên ngồi nhiều. Với các mẹ bầu có đặc thù công việc phải ngồi nhiều cũng nên thường xuyên giải lao ít nhất 30 phút một lần và tìm cách đi lại để vận động.
  • Bơi lội ngoài lợi ích giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mãi còn là phương pháp giúp thai dễ quay đầu hơn trong môi trường chân không.
  • Tư thế nằm nghiêng được các chuyên gia khuyến khích giúp tăng tuần hoàn máu đến thai nhi bà bầu giảm phù chân và thai dễ quay đầu hơn.
  • Bài tập bò 4 chân 10 phút mỗi ngày giúp thai nhi dễ dàng di chuyển phần gáy về phía bụng mẹ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho thai quay đầu.
  • Trong một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai sử dụng cả tay và chân để tập các bài thể dục hông từ tuần thai 37 trở đi sẽ dễ sinh hơn. Trong trường hợp ngôi thai không thuận, mẹ bầu cần tập những bài thể dục này để giúp ngôi thai xoay chuyển.

Thai quay đầu sớm có phải bà mẹ sẽ sinh sớm?

Theo phát triển tự nhiên, khi thai nhi quay đầu thì không lâu nữa mẹ cũng sẽ chuyển dạ sinh em bé. Nếu thai ngôi thuận thì mẹ bầu hãy tin rằng bé sẽ nằm yên tư thế này và ngày một nhích xuống vùng xương chậu hơn để chào đời. Tuy nhiên, nếu nhận định thai 29 tuần quay đầu là mẹ sẽ sinh sớm thì cũng không hẳn. Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, thời điểm em bé ra đời sớm hay muộn còn phụ thuộc vào rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ khác nữa như: Rỉ ối, phù nề, gò cứng bụng thường xuyên, đau thắt lưng nhiều hơn... và khi đó là lúc mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Xem thêm:

  • Mẹ cần lưu ý gì khi thai nhi quay đầu
  • Mẹ bầu nào cũng muốn biết: Liệu thai nhi 27 tuần đã quay đầu hay chưa?
  • Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải là dấu hiệu sinh sớm?