Thắc mắc của mẹ: Bé đi ngoài có bọt nhầy là bị sao?

Khi nuôi con, mẹ nào cũng đều gặp phải những lo lắng không tên nếu như bé đi ngoài có bọt nhầy. HoiBenh sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về điều này để các mẹ có thể bình tĩnh, xử lý kịp thời khi thấy bé yêu nhà mình có hiện tượng.

Thắc mắc của mẹ: Bé đi ngoài có bọt nhầy là bị sao? Thắc mắc của mẹ: Bé đi ngoài có bọt nhầy là bị sao?

Khi nuôi con, mẹ nào cũng đều gặp phải những lo lắng không tên nếu như bé đi ngoài có bọt nhầy. HoiBenh sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về điều này để các mẹ có thể bình tĩnh, xử lý kịp thời khi thấy bé yêu nhà mình có hiện tượng.

Bé đi ngoài có bọt nhầy, mẹ đầy lo lắng

Trên diễn đàn dành cho cha mẹ, một nickname mechip đã vào hỏi các bố mẹ khác như sau: “Bé nhà em hiện 6 tháng và đi ngoài có chất nhầy, nhớt từ khi 3 tháng tuổi. Các bác sĩ đã khám và khẳng định bé không sao, cho bé uống men men tiêu hóa neopeptine nhưng không khỏi. Hiện tại em rất lo lắng, không rõ bé có bị làm sao hay không?”. Đây dường như không phải là nỗi lo lắng riêng của bất kì phụ huynh nào khi nuôi con nhỏ nên câu hỏi này nhận được nhiều ý kiến phản hồi.

Theo ý kiến của chuyên gia, nếu như mẹ cho bé bú bình thì mẹ nên hỏi bác sĩ để được thay đổi sữa. Việc bé đi ngoài có bọt nhầy cũng là dấu hiệu cho thấy, bé không hợp với sữa (mẹ lưu ý không nên dùng sữa nhập khẩu từ Trung Quốc vào). Nếu như bé chỉ bú mẹ thì mẹ nên lưu ý xem mình đã ăn những gì, có bất bình thường hay không. Hoặc cũng có thể bé đã bị bệnh liên quan đến đường ruột nên dẫn đến tình trạng này.

vicare.vn-thac-mac-cua-me-be-di-ngoai-co-bot-nhay-la-bi-sao-body-1

Nếu như bé đi ngoài nhiều lần, phân nhầy và có màu nâu (có thể kèm theo máu) và tình trạng đã kéo dài hơn 1 tuần thì rất có thể bé đã bị tiêu chảy nhiễm trùng hay hội chứng lỵ. Mẹ cần cho bé dùng kháng sinh, kẽm, men tiêu hóa hỗ trợ và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tình trạng này nếu không được điều trị đúng sẽ kéo dài và có thể gây suy dinh dưỡng. Các bố mẹ nên cho bé đến khám và điều trị tại bệnh viện với các bác sĩ chuyên khoa.

Những trường hợp cần lưu ý ngoài việc bé đi ngoài có bọt nhầy

– Sự đều đặn và tần suất đi ngoài của mỗi bé sẽ có sự khác nhau và giữa các ngày cũng khác nhau. Điều này là do chức năng đường ruột và tiết niệu của mỗi bé đều có những đặc trưng riêng.

– Bé sơ sinh trong suốt 6 tuần đầu tiên sẽ đi ngoài ít nhất 1 lần mỗi ngày và cũng có thể là 15 lần mỗi ngày. Tần suất đi ngoài ở những bé bú sữa mẹ cũng có thể thay đổi. Nếu như trong vài ngày, bé nhà bạn chỉ đi ngoài một lần thì không có nghĩa là bé bị táo bón. Đây có thể là hiện tượng bình thường nếu như phân của bé mềm, không có máu và bé không cảm thấy đau khi đi.

– Màu sắc, mùi và độ rắn của phân bé cũng sẽ thay đổi theo độ tuổi và chế độ ăn uống. Sau khi sinh trong vòng 36 tiếng, bé sẽ đi ra phân có màu đen xanh, phân có độ dính, cái này gọi là phân xu. Trong vài tuần tiếp theo, phân của bé sẽ hơi lỏng và có màu nâu xanh.
vicare.vn-thac-mac-cua-me-be-di-ngoai-co-bot-nhay-la-bi-sao-body-2

– Trong khoảng tuần thứ 3 sau khi sinh, phân của bé bú sữa mẹ sẽ có màu vàng cam, hơi lỏng và có mùi hơi chua. Với những bé bú sữa công thức thì phân sẽ có màu nâu nhạt và hơi rắn hơn một chút, mùi cũng nặng hơn. Khi bé lớn hơn chút nữa, số lần đi ngoài sẽ giảm xuống, phân cũng có hình dạng cụ thể và trở nên nhão hơn. Phân sẽ rắn hơn khi trẻ bất đầu tập ăn dặm

– Trẻ sơ sinh thường đi tiểu khoảng 10 lần/ngày. Nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, đi tiểu ít đi và có mùi hoặc không có mùi. Lúc trẻ lớn hơn thì số lần đi tiểu giảm xuống nhưng nước tiểu sẽ nhiều hơn. Nước tiểu lúc này có mùi ammonia rõ rệt hơn. Nếu như bé đi tiểu ra máu thì mẹ hãy lưu ý tới trường hợp bé có dấu hiệu của nhiễm trùng và nên đưa bé đi khám bác sĩ.

– Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu như xuất hiện bất kì dấu hiệu khả nghi nào trong phân hoặc nước tiểu của bé. Nếuđi ngoài có bọt nhầy trong thời gian ngắn thì không sao nhưng nếu kéo dài và có kèm theo máu, mẹ phải đưa bé đến bác sĩ ngay.