Teo cơ delta là gì?

Bệnh teo cơ delta là gì và tại sao lại là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ? Bệnh nhân thường mắc những dị dạng ở xương bả vai gây nên rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó bệnh teo cơ delta còn khiến người bệnh tự ti về ngoại hình “sệ cánh” của mình. Hãy cùng tìm hiểu teo cơ delta là bệnh gì?

Teo cơ delta là gì? Teo cơ delta là gì?

Bệnh teo cơ delta là gì và tại sao lại là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ? Bệnh nhân thường mắc những dị dạng ở xương bả vai gây nên rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó bệnh teo cơ delta còn khiến người bệnh tự ti về ngoại hình “sệ cánh” của mình. Hãy cùng tìm hiểu teo cơ delta là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị ra sao trong bài viết dưới đây.

Bệnh teo cơ delta là gì?

Cơ delta là phần cơ có hình dạng như một hình tam giác bọc quanh khớp vai, xương cánh tay. Đây là cơ quan trọng của chi trên, có chức năng nâng cánh tay hai bên cơ thể dưới sự chi phối của dây thần kinh nách. Bệnh teo cơ delta hay xơ hóa cơ delta, như tên gọi, là một sự rối loạn cơ, với đặc tính chính là những sợi đai của cơ trong cơ delta bị xơ hóa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ chế của các xương trong khu vực vai. Hậu quả là phần xương bả vai nhô lên như có cánh, và vùng giữa hai vai bị xệ xuống. Có khi xương sống bị vẹo. Trong một số trường hợp, teo cơ delta cũng có khi liên quan đến xơ hóa cơ vùng mông và cơ tứ đầu

Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng không hiếm trường hợp người lớn mắc phải căn bệnh này.

vicare-teo-co-delta-la-gi-body-1

Nguyên nhân teo cơ delta ở người lớn và trẻ em

Theo thống kê thì tình trạng người lớn mắc bệnh teo cơ delta ngày càng có xu hướng gia tăng rõ rệt. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa công bố chính xác nguyên nhân teo cơ là gì.

Theo quan điểm của một số chuyên gia thì teo cơ delta có thể do một số nguyên nhân như sau:

  • Sử dụng nhiều loại thuốc: Nếu trước đó, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc như Dramamine, Iron, Penicillin, Streptomycin, Tetracycline, thuốc ngừa sốt rét... thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Tiêm thuốc vào cơ Delta quá nhiều dẫn đến sự thay đổi của cơ. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ hóa cơ.
  • Yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền.
  • Môi trường sống hoặc điều kiện sống có thể tác động đến sự hình thành cơ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo cơ delta ở người lớn.

Dấu hiệu bệnh teo cơ delta

Khi nào thì bạn cần đặt câu hỏi về bệnh teo cơ delta là gì? Theo y học, teo cơ delta là căn bệnh có nhiều dấu hiệu rõ rệt ở ngoại hình, đặc biệt là vùng cánh tay bả vai. Nhận biết các triệu chứng của bệnh giúp người bị teo cơ delta ở người lớn và trẻ con giúp chặn đứng bệnh khi bệnh còn ở giai đoạn khởi phát. Vì thế, việc nắm các dấu hiệu giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Dấu hiệu teo cơ delta ở người lớn và trẻ em không giống nhau, nhưng bệnh thường có các biểu hiện như:

Không thể khép cánh tay

Khi bị teo cơ Delta triệu chứng rõ rệt nhất là người bệnh không thể khép cánh tay vào sát thân 2 bên. Hai khuỷu tay vận động khó hoặc không thể chạm được vào nhau khi đưa ra trước.

Xương bả vai nhô cao

Trong khi vùng giữa hai vai bị xệ xuống và có xu hướng bật ra ngoài, xương bả vai nhô cao hơn hẳn. Nếu bị nặng, người bệnh có thể bị sai khớp vai, biến dạng lưng ngực, xuất hiện rãnh lõm da có thể sờ thấy.

Xương sống bị vẹo, biến dạng

Đây là dấu hiệu teo cơ delta khi tiến triển nặng hoặc bị teo một bên cơ. Do không cân đối lực cơ ở hai bên cơ thể, vùng lưng và vai yếu gây ra vẹo xương sống. Điều này làm giảm phản xạ của cơ gân và xương. Người bệnh đôi khi cảm thấy khó chịu khi vận động.

Xuất hiện cảm giác lạ

Xuất hiện cảm giác lạ như kiến bò, mất cảm giác nóng lạnh ở vai và lưng là những biểu hiện người bệnh có thể gặp khi bị tổn thương thần kinh nách.

Cánh tay người bệnh dễ kéo dài hơn so với người bình thường, người bị teo cơ delta dễ bị trật khớp xương cánh tay.

vicare-teo-co-delta-la-gi-body-2

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh teo cơ delta

Hiện nay, chưa có xét nghiệm sinh hóa nào cho bệnh teo cơ delta, và cũng chưa có chỉ số sinh hóa nào phản ánh chứng teo cơ delta. Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, do đó, chủ yếu dựa vào quang tuyến X, huỳnh quang và CT scan.

  • Bước đầu, xem xét kết quả quang tuyến X có bình thường hay không.
  • Bước hai, khi phim quang tuyến X không cho ra kết quả rõ ràng, xét nghiệm huỳnh quang (fluoroscopic exam) cần phải tiến hành. Xét nghiệm huỳnh quang còn có thể sử dụng để xem xét ổ khớp cánh tay và dấu hiệu bất bình thường trên xương sống ngực.
  • Bước ba, nếu kết quả xét nghiệm huỳnh quang không rõ ràng, cần phải tiến hành xét nghiệm bằng CT scan. Lợi thế của CT scan là có thể thẩm định xem có thay đổi nào đáng kể liên quan đến xương và khớp xương. Kết quả của CT scan nói chung rất đáng tin cậy.
  • Xét nghiệm bằng EMG rất ít khi nào sử dụng cho mục tiêu lâm sàng, nhưng thường được sử dụng cho nghiên cứu.

Lưu ý rằng xét nghiệm huỳnh quang và CT scan có thể cần thiết để xem xét những dị dạng một cách đầy đủ. Các chuyên gia có kinh nghiệm về xơ hóa cơ delta cho biết dị dạng phần đầu xương cánh tay có thể tìm thấy trong vài trường hợp ở độ tuổi vị thành niên, mặc dù các phim quang tuyến thường không phát hiện được.

Bệnh teo cơ delta có chữa được khỏi không?

Hiện tượng teo cơ delta là căn bệnh nhiều người mắc phải, gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động, suy giảm chức năng cánh tay bả vai, hơn thế nữa còn khiến người bệnh tự ti với ngoại hình khó coi. Liệu rằng chứng bệnh này có thể điều trị khỏi dứt điểm và không tái phát được hay không?

Với những bệnh nhân bị xơ hóa nhẹ, bệnh nhân không cần thực hiện phẫu thuật. Thay vào đó người bệnh cần có chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng xơ hoá thì cơ thể sẽ có nhiều biến chuyển tốt.

Nếu bệnh nhân bị xơ hoá cơ nặng cần tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ và kiên trì trong thời gian nhất định. Để điều trị bệnh hiệu quả nhất thì trước tiên bạn phải phát hiện kịp thời những dấu hiệu của cơ thể, càng sớm điều trị thì thời gian phục hồi càng nhanh.

Một số phương pháp chữa trị bệnh teo cơ delta hiệu quả

Khi nhận thấy một trong các hiện tượng teo cơ Delta, các bạn hãy nhanh chóng đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán bằng phương pháp chụp hình X – quang lòng ngực hay siêu âm. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và điều kiện của bệnh nhân để áp dụng phương pháp điều trị bệnh teo cơ Delta:

Điều trị teo cơ bằng vật lý trị liệu

Đây là phương pháp áp dụng các tác nhân vật lý như nhiệt trị liệu, thủy nhiệt, các bài tập nhằm điều trị bệnh từ bên ngoài. Cách điều trị này giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động của cơ delta một cách hiệu quả.

Dùng vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tránh các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các bài tập có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp nếu bạn vận động quá sức. Vì thế, bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối yêu cầu và lời khuyên của bác sĩ.

Chữa bệnh teo cơ delta bằng thuốc Tây y

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại thuốc tây y nào có thể điều trị dứt điểm được căn bệnh này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh được dùng các loại thuốc giảm đau – kháng viêm, thuốc tạo cơ, thuốc giảm hủy cơ...

Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh có thể xuất phát từ việc sử dụng các loại thuốc nên bạn cần cẩn trọng trong việc uống thuốc tây điều trị, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật điều trị teo cơ delta trường hợp nặng

Phương pháp này được áp dụng khi nguyên nhân gây bệnh teo cơ delta là chấn thương. Đối với cách điều trị này, người bệnh phải mất một khoảng thời gian dài để bình phục và hoạt động lại như bình thường.

vicare-teo-co-delta-la-gi-body-3

Phòng chống bệnh teo cơ delta như thế nào?

Bệnh teo cơ delta có thể do bẩm sinh nhưng cũng không hiếm trường hợp mắc bệnh từ cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, bên cạnh điều trị thì việc phòng chống teo cơ delta cũng vô cùng quan trọng.

Bạn cần lưu ý những phương pháp phòng tránh bệnh như sau:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe là biện pháp tốt nhất phòng chống bệnh teo cơ delta.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc tây, tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, không sử dụng các chất rượu, bia, chất kích thích...
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B...

Xem thêm:

  • Bài tập phục hồi teo cơ chân
  • Tại sao người gầy teo tóp cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ
  • 5 Bác sĩ điều trị bệnh bằng vật lý trị liệu tại nhà ở Hà Nội