Táo bón trẻ em: Chữa sớm, tránh tiến triển thành bệnh nguy hiểm

Táo bón trẻ em chiếm tỷ lệ 25% số lượng các bệnh lý về tiêu hóa. Vậy táo bón trẻ em có ảnh hưởng gì đến trẻ và làm sao để điều trị sớm táo bón trẻ em nhằm hạn chế tác hại? Cùng Vicare tìm hiểu bệnh này trong bài viết dưới đây.

Táo bón trẻ em: Chữa sớm, tránh tiến triển thành bệnh nguy hiểm Táo bón trẻ em: Chữa sớm, tránh tiến triển thành bệnh nguy hiểm

Táo bón trẻ em chiếm tỷ lệ 25% số lượng các bệnh lý về tiêu hóa. Vậy táo bón trẻ em có ảnh hưởng gì đến trẻ và làm sao để điều trị sớm táo bón trẻ em nhằm hạn chế tác hại?

1. Hiện tượng táo bón trẻ em

Táo bón trẻ em là tình trạng trẻ khó khăn trong đi tiểu. Phân khô cứng, trẻ phải rặn mạnh gây đau đớn mới đi được hoặc không thể tự đi tiêu, thời gian đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần.

Đây là triệu chứng phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 0 – 5 tuổi. Một số trường hợp táo bón trẻ em nặng sẽ kèm theo chất nhầy hoặc có vết máu trong phân.

Táo bón trẻ em được phân chia thành 2 dạng: táo bón chức năng (chiếm đa số nguyên nhân hình thành bệnh) và táo bón thực thể (chỉ có 5% trẻ mắc phải). Giai đoạn còn nhỏ, chức năng hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và ổn định nên việc trẻ bị táo bón không còn là điều xa lạ.

Táo bón trẻ em thường diễn ra vào 3 thời điểm: trẻ bắt đầu ăn dặm bằng bột ngũ cốc và trái cây nghiền, thời gian đầu tập ngồi bô/bồn cầu và thời gian sau khi bắt đầu đi học.

2. Những nguy hại do chứng táo bón trẻ em gây ra

Táo bón trẻ em lâu ngày không được can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề cho trẻ. Táo bón khiến cho phân bị ứ đọng dài ngày trong trực tràng làm quá trình lưu thông máu vùng chậu khó khăn hơn. Về lâu dài, chứng táo bón trẻ em có khả năng gây bệnh trĩ và một số bệnh lý về trực tràng như phình đại tràng, sa trực tràng. Bệnh táo bón mãn tính có cơ hội xuất hiện, nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

Phân bị tích tụ một thời gian dài trở thành một khối rắn chắc, khô cứng do bị mất nước gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn ngược lại vào trong cơ thể. Các thành mạch niêm mạc của trực tràng bị ảnh hưởng bởi độc tố có trong phân. Một số tác nhân có thể gây ung thư như dexycholic acid và NOCs sẽ sản sinh trong giai đoạn táo bón này.

Hệ tiêu hóa bị rối loạn do táo bón trẻ em khiến trẻ không còn cảm giác thèm ăn, chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn kém đi. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ làm thể trạng trẻ giảm sút, người mệt mỏi, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Ngoài ra, táo bón trẻ em còn tác động không nhỏ đến tâm lý. Trẻ khó chịu, cáu gắt, thay đổi lại thói quen sinh hoạt, tính khí thất thường.

vicare.vn-tao-bon-tre-em-chua-som-tranh-tien-trien-thanh-benh-nguy-hiem-body-1
Táo bón trẻ em gây không ít khó chịu cho trẻ

3. Kiểm soát hiệu quả chứng táo bón trẻ em

Táo bón là hội chứng rất hay tái phát. Nếu không kiểm soát tốt từ khi táo bón mới hình thành thì khả năng triệu chứng này quay trở lại một thời gian sau đó là rất cao và triệu chứng có thể nặng hơn. Bố mẹ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu táo bón, cần thực hiện ngay những điều sau để tình trạng bệnh nhanh chóng được khắc phục:

Đầu tiên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mức độ táo và phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, nếu táo bón trẻ em kéo dài lâu và không tự khỏi thì bác sĩ sẽ kê thuốc cho bé uống, đặt hậu môn hoặc thụt tháo phân ...

Bổ sung thêm nước

Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì có thể không cần uống nước. Tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.

Đối với trẻ ăn dặm, lớn tuổi hơn cần nâng lượng nước lên để có thể bù đắp lại sự thiếu hụt nước trong cơ thể. Ngoài lượng sữa mẹ, trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi sẽ cần thêm khoảng 200 – 300ml nước/ ngày, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 500 – 600ml nước/ ngày, trẻ 3 – 5 tuổi cần 1 lít nước mỗi ngày và số lít nước tăng lên 2 lít khi trẻ lớn hơn 10 tuổi.

vicare.vn-tao-bon-tre-em-chua-som-tranh-tien-trien-thanh-benh-nguy-hiem-body-2
Cho trẻ ăn đủ chất xơ để không bị táo bón trẻ em

Thay đổi chế độ ăn

Với trẻ bú sữa mẹ, thì có thể cho trẻ uống thêm loại sữa có bổ sung chất xơ.

Nếu nguyên nhân táo bón trẻ đang bú sữa xuất phát từ mẹ thì cần điều trị táo bón ở người mẹ.

Trẻ ăn dặm nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín tốt cho đường ruột, nhuận tràng như khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, bưởi, cam, ... Bố mẹ nên duy trì và tập cho trẻ thói quen ăn rau xanh, trái cây, dùng thêm sữa chua từ nhỏ. Trẻ cần hạn chế tối đa ăn các loại bánh kẹo ngọt, nước uống có gas, cà phê, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào vì hệ tiêu hóa của trẻ rất khó khăn để hấp thụ.

Tăng cường vận động

Bố mẹ có thể xoa bụng bên ngoài cho trẻ (theo khung đại tràng hướng từ phải sang trái) khoảng 3 – 4 lần một ngày để tạo kích thích nhu động ruột. Biện pháp này có hiệu quả nhất đối với trẻ dưới 1 tuổi. Còn trẻ lớn hơn nên khuyến khích vận động, nô đùa để gia tăng tác động lên cơ thành bụng và cơ tròn ở hậu môn.

Bố mẹ cần duy trì thói quen đại tiện đúng giờ cho trẻ để tạo nên phản xạ có điều kiện.

4. Làm sao để táo bón trẻ em không tái phát

Để trẻ không phải đối mặt với hội chứng táo bón trẻ em, bố mẹ cần chủ động phòng tránh cho trẻ từ những thói quen nhỏ nhất.

  • Khuyến khích bé đi tiêu một cách tích cực. Việc tập ngồi bô/ bàn cầu rất quan trọng trong giai đoạn bé tự chủ đi vệ sinh. Tốt nhất, nên chọn một thời điểm nhất định trong ngày (tốt nhất là sau bữa ăn hoặc đầu giờ sáng) để rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
  • Không thúc giục bé đi tiêu một cách vội vã. Hãy biến khoảng thời gian này thành lúc thư giãn như kể chuyện, đọc sách cho bé nghe.
  • Nếu bé có thói quen nín đi tiêu thì cần có hình thức can thiệp sớm.
  • Vận động, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau củ quả sẽ giúp táo bón ít gặp ở bé hơn.

Xem thêm:

  • Phòng tránh táo bón ở trẻ em
  • Trị táo bón ở trẻ dễ dàng như trở bàn tay