Táo bón ra máu liên quan tới bệnh lý nào?

Tuy không phải là một chứng bệnh đe dọa tính mạng nhưng táo bón lâu ngày, nhất là táo bón ra máu có thể là dấu hiệu bệnh lý cần phải đặc biệt chú ý. Cùng HoiBenh tìm hiểu về những bệnh lý có thể gây táo bón ra máu.

Táo bón ra máu liên quan tới bệnh lý nào? Táo bón ra máu liên quan tới bệnh lý nào?

Tuy không phải là một chứng bệnh đe dọa tính mạng, nhưng táo bón lâu ngày, nhất là táo bón ra máu có thể là dấu hiệu bệnh lý cần phải đặc biệt chú ý. Cùng Vicare tìm hiểu về những bệnh lý có thể gây táo bón ra máu qua bài viết sau đây.

Táo bón ra máu là gì?

Táo bón là một triệu chứng hết sức phổ biến. Táo bón gây ra những khó chịu về mặt thể xác lẫn tinh thần cho người mắc phải. Khi mắc chứng táo bón, phần đông mọi người đều có tâm lý muốn rặn thật mạnh, tạo áp lực lớn để cố gắng tống phân ra khỏi trực tràng. Không ít người đã gặp phải tình trạng táo bón ra máu, hay nói cách khác là đại tiện ra máu tươi.

Táo bón ra máu có biểu hiện là hậu môn chảy máu trong và sau khi tống phân ra ngoài hoặc trong phân có máu. Trường hợp trong phân có lẫn máu cần xác định là máu đỏ tươi hay đỏ thẫm, vì máu đỏ tươi chứng tỏ tổn thương mắc phải ở đoạn dưới ống tiêu hóa (góc tá-hỗng tràng đổ xuống), còn máu đỏ thẫm thể hiện tổn thương ở đoạn trên ống tiêu hóa (dạ dày, thực quản trở lên).

Hiện tượng táo bón ra máu đơn thuần được rất nhiều người cho rằng chỉ là do nóng trong người dẫn đến bốc hỏa. Tuy nhiên, khi hiện tượng này đi kèm nhiều triệu chứng khác như đau bụng, đau lưng, đau hậu môn dữ dội, mức độ máu chảy bất thường... hãy ngay lập tức gõ cửa bác sĩ, vì có thể bạn đã mắc phải một bệnh lý nào đó dẫn đến táo bón ra máu.

Các bệnh lý liên quan đến tình trạng táo bón ra máu

Nứt kẽ hậu môn, viêm ống hậu môn

Khi bị táo bón, bệnh nhân cố gắng rặn thật mạnh, điều này làm cho ống hậu môn sưng lên kèm phù nề, đỏ mọng, niêm mạc hậu môn bị tổn thương và thậm chí là nứt ống hậu môn. Bệnh nhân không chỉ bị táo bón nặng mà còn kèm theo đau, rát, hậu môn rất ngứa, tiết nhiều dịch dẫn đến viêm ống hậu môn. Trong trường hợp này, máu có màu đỏ tươi nhỏ giọt lên bồn cầu hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Nứt kẽ hậu môn hoặc viêm ống hậu môn làm cho người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn, đau lưng, kể cả khi không đi đại tiện.

vicare.vn-tao-bon-ra-mau-lien-quan-toi-benh-ly-nao-body-1

Polyp hậu môn

Trường hợp bệnh lý này, bệnh nhân mắc phải táo bón ra máu thường xuyên, khi không táo bón vẫn chảy máu ở hậu môn. Polyp hậu môn còn đi kèm một số triệu chứng như cảm giác đi vệ sinh không hết, hay bị đau bụng, phân nhỏ dẹt, tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau có lẫn máu tươi.

Polyp đại tràng, polyp trực tràng

Đại tiện ra máu tươi chảy thành giọt với số lượng nhiều, thậm chí trong trường hợp nặng máu có thể phun thành tia, nguy cơ gây thiếu máu cao. Máu thường chỉ phủ ngoài mặt phân, không nằm lẫn trong phân. Polyp trực tràng có cuống dài và xuất hiện ở vị trí gần ống hậu môn có khả năng bị sa ra ngoài, bệnh lý này được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi và điều trị bằng phẫu thuật. Polyp có kích thước không ngừng phát triển. Khi lớn hơn 5 mm chúng có nguy cơ cao biến thành ung thư đại trực tràng sau này.

Trĩ

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ có tỉ lệ gặp táo bón ra máu rất cao. Tùy theo giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà lượng máu nhiều hoặc ít, máu tươi ra sau phân. Máu có thể chảy rất kín, không để ý sẽ không phát hiện hoặc chảy thành giọt, phun thành tia khi đi vệ sinh. Nặng nề hơn, ngay cả khi ngồi lâu, ngồi xổm, đi lại nhiều, hoạt động mạnh cũng chảy máu vô cùng khó chịu. Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn có tỉ lệ mắc bệnh khá cao, tuy không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng nhưng về lâu dài lại rất bất tiện cho người bệnh. Trĩ gây ra khó khăn, đau đớn trong sinh hoạt hằng ngày. Thông thường người bệnh thường ngại chia sẻ hoặc ngại đi khám, khiến bệnh càng tiến triển nặng.

vicare.vn-tao-bon-ra-mau-lien-quan-toi-benh-ly-nao-body-2

Ung thư đại trực tràng

Táo bón ra máu là một trong những triệu chứng gặp phải ở bệnh lý ung thư đại trực tràng. Bệnh được phát hiện thông qua thăm khám và nội soi trực tràng thấy xuất hiện khối u. Giai đoạn cuối hậu môn trực tràng sa xuống, bệnh nhân gầy hẳn đi. Trong bệnh lý này, máu có thể có màu đỏ, ẩn trong phân với lượng ít hoặc nhiều tùy trường hợp. Tuy nhiên triệu chứng đi ngoài ra máu là triệu chứng mà đa số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều gặp phải, do đó cũng có thể xem đây là một dấu hiệu báo động ung thư đại trực tràng bạn nên chú ý. Ung thư đại trực tràng thường là hệ quả của các polyp phát triển nên.

vicare.vn-tao-bon-ra-mau-lien-quan-toi-benh-ly-nao-body-3

Lời khuyên khi gặp phải táo bón ra máu

Như đã đề cập ở trên, khi mắc táo bón nếu chúng ta cứ cố gắng dùng lực để tống đẩy phân ra ngoài, nhiều nguy cơ dẫn đến tổn thương hậu môn, trực tràng. Điều này khiến cho táo bón chưa hết lại còn nặng nề hơn, gây táo bón ra máu. Trực tràng, hậu môn liên tục bị tổn thương sẽ có thể tiến triển thành viêm loét, nhiễm trùng. Bên cạnh đó nếu có các tế bào phát triển dị thường thì đây lại là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới bệnh ung thư. Do đó thay vì cố sức rặn cho bằng được, chúng ta hãy thử thay đổi một số thói quen như sau.

Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ

Chúng ta nên chọn cho mình một thời điểm nhất định để đi đại tiện sao cho phù hợp nhất với sinh hoạt cá nhân cũng như công việc, và hãy lặp lại thói quen này mỗi ngày. Lời khuyên từ các chuyên gia là hãy chọn thời điểm sáng sớm, sau khi ngủ dậy 30 phút, lặp lại hành vi này để tạo phản xạ đi ngoài. Thời điểm sáng sớm chính là thời điểm phân chưa bị mất quá nhiều nước, không gây ra tình trạng táo bón.

Uống thật nhiều nước trước khi đi đại tiện

Hãy uống một cốc nước ấm ngay khi vừa thức dậy. Không những giúp thanh lọc cơ thể, nước ấm còn có tác dụng làm mềm phân, hạn chế ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa và khối phân, giảm bớt tình trạng đau rát khi khối phân di chuyển theo chiều nhu động ruột và trọng lực để ra ngoài.

vicare.vn-tao-bon-ra-mau-lien-quan-toi-benh-ly-nao-body-4

Vận động nhẹ trước khi đi đại tiện

Nhún nhảy theo nhịp điệu, ngồi xuống, đứng lên hoặc hít thở sâu và ép bụng trước khi đi ngoài cũng là một cách khá hay ho giúp cơ thể dự trữ oxy, nhịn thở được lâu hơn khi rặn và tăng giữ áp lực ổ bụng khi đi vệ sinh. Điều này thúc đẩy khả năng tống phân ra khỏi trực tràng dễ dàng hơn và hạn chế việc dùng quá nhiều sức để rặn.

Sử dụng vòi xịt, vòi hoa sen

Việc làm hết sức đơn giản và dễ thực hiện chính là dùng vòi xịt ở mức áp lực nước nhỏ hoặc vòi hoa sen xả thẳng vào hậu môn, khi đó nước sẽ len lỏi làm mềm phân và giảm ngay lập tức cảm giác đau rát khó chịu cho bạn.

Thay đổi lối sống

Tình trạng táo bón đơn thuần phần lớn được cải thiện đáng kể nhờ vào phương pháp thay đổi lối sống. Bạn hãy tự xây dựng cho mình chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế dầu mỡ, uống nhiều nước và vận động thể dục đều đặn. Đặc biệt là không nhịn đi đại tiện.

Gõ cửa bác sĩ

Khi mọi cố gắng của bạn vẫn không cải thiện tình trạng táo bón ra máu, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Bác sĩ sẽ có cái nhìn chính xác nhất về bệnh lý thực sự mà bạn đang gặp phải và cho bạn hướng xử lý tốt nhất. Đừng ngại ngùng và chịu đựng quá lâu.

Tóm lại, táo bón ra máu là một hiện tượng mà bạn cần hết sức lưu ý, bởi vì đây là triệu chứng của không ít bệnh lý hệ tiêu hóa. Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình một cách sáng suốt nhất bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, lắng nghe cơ thể để có cách thức xử lý phù hợp, kịp thời.

Xem thêm:

  • Đại tiện ngay sau bữa ăn và nguyên nhân gây ra táo bón
  • Phương pháp đơn giản điều trị táo bón