Táo bón ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết
Táo bón ở trẻ sơ sinh là triệu chứng thường thấy. Bệnh sẽ được cải thiện nhanh nếu cha mẹ biết được nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. Vậy dấu hiệu nào cho thấy trẻ sơ sinh đang táo bón? Cha mẹ cần phải làm gì khi bé yêu mắc phải triệu chứng này? HoiBenh sẽ cung cấp thông tin rõ hơn ở bài viết sau đây.
Táo bón ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết
Táo bón ở trẻ sơ sinh là triệu chứng thường thấy. Bệnh sẽ được cải thiện nhanh nếu cha mẹ biết được nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. Vậy dấu hiệu nào cho thấy trẻ sơ sinh đang táo bón? Cha mẹ cần phải làm gì khi bé yêu mắc phải triệu chứng này? HoiBenh sẽ cung cấp thông tin rõ hơn ở bài viết dưới đây.
Nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng bị chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một trong những tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón. Có trẻ 3 ngày đi một đại tiện 1 lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn nếu trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón.
Trẻ sơ sinh táo bón sẽ lâu đi vệ sinh, đồng thời kèm theo các biểu hiện:
- Đại tiện bị khó khăn, rặn nhiều, mặt đỏ lên, xì hơi có mùi khó ngửi.
- Trẻ có thể không tự đại tiện được, cha mẹ phải tác động như thụt trẻ mới đi. Khi đi, phân keo như đất sét, dây, dính và bết.
- Bụng hơi phình, trẻ khó chịu, ậm ạch, hay quấy khóc, ăn ít hơn, tăng cân chậm, ngủ không ngon giấc hay bị giật mình.
Táo bón kéo dài, phân không được đào thải ra ngoài, một số chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại và gây hại cho trẻ hoặc dẫn đến phình đại tràng thứ phát, bệnh trĩ.
Mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị táo bón?
Để trẻ vượt qua tình trạng táo bón và giảm đau, bạn có thể thử những điều sau đây.
Cho trẻ uống thêm nước
Ngoài việc cho con bú sữa mẹ, bạn có thể cho trẻ uống thêm chút nước. Việc có đủ chất lỏng giúp phân của bé trương nở hơn và di chuyển trong ruột dễ dàng hơn.
Đổi loại sữa công thức bé đang dùng
Nếu bé uống sữa công thức và bị táo bón, bạn hãy thử đổi sang loại sữa bột khác. Nếu không biết chọn loại sữa nào phù hợp với bé, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm.
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn
Nếu trẻ đã ăn dặm và việc bổ sung nước không thể làm giảm triệu chứng táo bón ở trẻ, bạn hãy thử thay thế bằng các loại rau và trái cây có tính chất giúp nhuận tràng như rau lang, táo, mận hoặc lê. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp phân của bé trở nên mềm và dễ đi tiêu hơn. Nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ, thì mẹ đổi chế độ ăn và cho con bú.
Bạn chỉ nên cho bé uống nước trái cây và không thêm đường khi trẻ đã lớn hơn 4 tháng tuổi. Hãy cho trẻ uống với lượng từ 30 – 50ml nước trái cây pha với nước theo tỉ lệ 1: 1. Bạn hãy thử nhiều lần với lượng khác nhau để xem phản ứng và sự hợp tác của bé.
Cho trẻ vận động
Hãy giúp trẻ sơ sinh vận động tay, chân. Động tác tập chân cho trẻ theo tư thế đạp xe có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón.
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp cải thiện nhu động ruột của trẻ, giúp trẻ dễ đi vệ sinh hơn.
Việc ăn đúng giờ cũng góp phần hình thành thói quen đi tiêu tốt ở trẻ.
Đưa con đi khám
Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của trẻ không được cải thiện, bạn thử dùng thuốc nhét glycerin hoặc đưa đầu mũi của nhiệt kế vào hậu môn của trẻ để kích thích trẻ đi tiêu. Để tìm hiểu đúng nguyên nhân trẻ táo bón, tốt nhất bạn hãy đưa trẻ tới gặp bác sỹ chuyên khoa. Tại đây, bác sỹ sẽ thăm khám và có lời khuyên hợp lý nhất với thể trạng của từng trẻ.
Bởi trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh bị táo bón có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như xơ nang, cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh... Lúc này thì trẻ cần phải được can thiệp để xử lý dứt điểm tình trạng táo bón.
Xem thêm:
- Táo bón ở trẻ sơ sinh - Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa
- Táo bón ở trẻ kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng
- Chữa táo bón cho trẻ: Chuyên gia nhi khoa tư vấn cách gì?