Táo bón ở trẻ sơ sinh - Hậu quả khôn lường nếu không chữa trị sớm

Táo bón là tình trạng phổ biến của trẻ em. Đôi khi táo bón có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì , tuy nhiên nếu táo bón lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường - đặc biệt táo bón ở trẻ sơ sinh.

Táo bón ở trẻ sơ sinh - Hậu quả khôn lường nếu không chữa trị sớm Táo bón ở trẻ sơ sinh - Hậu quả khôn lường nếu không chữa trị sớm

Táo bón là tình trạng phổ biến của trẻ em. Các mẹ cũng thường xuyên gặp tình trạng này với bé nhà mình. Đôi khi táo bón có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì , không để lại hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên nếu táo bón lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không chữa trị sớm- đặc biệt táo bón ở trẻ sơ sinh.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đi đại tiện của trẻ. Trẻ từ 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón. Có những trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, khuôn phân đẹp , trẻ đi dễ dàng thì không gọi là táo bón. Tuy nhiên có những trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân cứng , lổn nhổn như phân dê , trẻ phải rặn khó khăn mới đi đại tiện được thì gọi là táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là lứa tuổi vẫn còn đang bú mẹ. Nên sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của các bé. Khi mẹ sử dụng các chất kích thích gây như cà phê, ăn nhiều đồ cay nóng thì các chất này qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ sử dụng các loại thuốc, kháng sinh, thuốc điều trị bệnh . Đặc biệt trong lứa tuổi này, trẻ dễ bị ho, sốt , cảm , khò khè. Những loại thuốc sử dụng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, dễ gây tình trạng táo bón.

Chế độ ăn của trẻ thay đổi: chỉ những thay đổi nhỏ như đổi loại sữa đang sử dụng cũng gây những tình trạng táo bón cho trẻ. Hoặc trong giai đoạn trẻ đổi từ sữa mẹ sang ăn dặm một phần làm hệ tiêu hóa trẻ chưa kịp thích nghi cũng dẫn đến các rối loạn như tiêu chảy , táo bón...

Khi trẻ bị táo bón, bé sẽ rất sợ đi tiêu do phải rặn và có thể gây nứt kẽ hậu môn chảy máu. Phân tích tụ để lâu trong lòng ruột sẽ bị khô hơn và càng khó đi ngoài hơn. Vòng lặp này tiếp diễn dẫn đến tình trạng táo bón càng nặng hơn.

vicare.vn-tao-bon-o-tre-so-sinh-hau-qua-khon-luong-neu-khong-chua-tri-som-body-1

Hậu quả của táo bón

Dù táo bón không nguy hiểm , nhưng để tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Điều trị sớm táo bón để ngăn chặn các hậu quả xảy ra là một cách hữu hiệu nhất. Những hậu quả của táo bón thời gian ngắn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt với những táo bón kéo dài gây nhiều hậu quả khôn lường nếu không được chữa trị sớm.

Chướng bụng, đầy hơi, chán ăn

Đây là triệu chứng phổ biến thường gặp với những trẻ bị táo bón. Khi bị táo bón lâu ngày , phân tích tụ trong lòng ruột.Các vi khuẩn theo đó cũng sinh sôi nảy nở trong hệ đường ruột. Nhiều vi khuẩn lên men thức ăn trong lòng ruột của trẻ. Điều này dẫn đến trẻ luôn cảm thấy đầy bụng , bụng chướng hơi rất khó chịu . Khi có hơi trong đường ruột, dạ dày : bé sẽ thấy chán ăn, không muốn ăn và bỏ bú.

Nôn trớ, ăn khó tiêu, chậm hấp thu

Điều này cũng được giải thích do sự tích tụ phân trong lòng ruột lâu ngày. Phân trong lòng ruột tích tụ lâu còn làm các chất độc trong lòng ruột bị ngấm qua niêm mạc ruột gây nhiễm độc cho cơ thể. Đặc biệt với một đường tiêu hóa không khỏe mạnh, cơ thể càng dễ bị tái phát với táo bón. Thức ăn vào lòng ruột có quá nhiều vi khuẩn kí sinh khó được hấp thu hết chất dinh dưỡng.

Trẻ quấy khóc nhiều

Do trẻ sơ sinh chưa biết nói nên những triệu chứng khó chịu của đường tiêu hóa trẻ thường biểu hiện bằng quấy khóc, ngủ không ngon, hay bị tỉnh giấc. Điều này dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những trẻ bị táo bón lâu ngày dẫn đến tâm lý sợ đi tiểu. Đôi khi bé hay khóc mà không có lí do gì.

vicare.vn-tao-bon-o-tre-so-sinh-hau-qua-khon-luong-neu-khong-chua-tri-som-body-2

Chậm lớn, suy dinh dưỡng

Táo bón gây biếng ăn, cộng thêm với sự kém hấp thu của đường ruột nên trẻ chậm lên cân, chậm lớn. Đặc biệt với trẻ sơ sinh cần lượng dinh dưỡng lớn cho cơ thể để phát triển hoàn thiện cơ thể thì táo bón là một nguyên nhân gây chậm lên cân phổ biến . Có một số trẻ đường ruột yếu kéo dài, không hấp thu đầy được các chất đạm, đường, chất béo, các vitamin, các khoáng chất làm cơ thể bị suy dinh dưỡng.

Nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ

Với những táo bón lâu ngày , phân tích tụ lâu trong đường ruột. Khuôn phân cứng khi qua hậu môn gây khó đi ngoài, tiếp xúc với rìa hậu môn gây nứt kẽ hậu môn. Một số trẻ táo bón lâu ngày có thể đi ngoài phân lẫn máu do nứt kẽ hậu môn chảy máu. Nặng hơn nếu trẻ phải rặn nhiều khi đi ngoài, làm tăng áp lực ổ bụng lên vùng hậu môn , lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ cho trẻ sau này. Vì vậy cần giải quyết táo bón cho trẻ sớm để tránh những hậu quả có thể xảy ra.

Giãn đại tràng

Giãn đại tràng bẩm sinh là một bệnh lí bẩm sinh của trẻ sơ sinh với tình trạng đại tràng giãn to, có những đoạn vô hạch không co bóp được và dễ gây táo bón- bệnh lí này cần điều trị bằng cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch.Táo bón lâu ngày cũng có thể dẫn đến phình đại tràng, là do sự tích tụ phân nhiều trong lòng ruột , đường ruột nhiều hơi. Vùng đại tràng xuống chứa nhiều phân mà không thoát ra ngoài được, lâu dần co bóp yếu mất trương lực và dẫn đến phình đại tràng. Táo bón dường như phổ biến nên đôi khi các mẹ chủ quan với tình trạng táo bón của bé nhà mình. Tuy nhiên táo bón không được giải quyết sớm có thể để lại những hậu quả khôn lường. Vì vậy giải quyết sớm tình trạng táo bón cho bé để trẻ có cuộc sống vui tươi , khỏe mạnh, phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần.

Xem thêm:

  • Phòng tránh táo bón ở trẻ em
  • Mách mẹ cách massage trị táo bón cho trẻ sơ sinh