Táo bón ở trẻ sơ sinh - Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa
Các chuyên gia tiêu hóa cho biết, táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện nhanh và đơn giản nếu phụ huynh biết nguyên nhân của bệnh. Song, trẻ sơ sinh chưa nói được nên phụ huynh cần nắm được những biểu hiện để kịp thời xử lý, không nên để bệnh biến chứng sẽ có những hậu quả nặng nề khôn lường.
Táo bón ở trẻ sơ sinh - Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng chậm đại tiện, khoảng 3-5 ngày mới đi 1 lần. Số ngày đi chỉ là tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón. Bởi, có trẻ 3-5 ngày mới đi 1 lần nhưng phân mềm xốp và đi dễ dàng. Vậy chưa gọi là bị táo bón được. Còn trẻ 1-2 ngày đi 1 lần nhưng phân keo, dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là bị táo bón.
Trẻ sơ sinh khi bị táo bón thường đại tiện khó khăn, rặn nhiều, mặt đỏ, xì hơi mùi khó chịu. Trẻ cũng có thể tự đại tiện được hoặc cha mẹ phải thụt hậu môn. Phân keo như đất sét, dính, dây. Bụng trẻ hơi phình, khó chịu, ậm ạch, hay khóc, ăn ít, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể kém nên tăng cân chậm, hay bị giật mình và ngủ không ngon hơn so với thời điểm không bị táo bón.
Bệnh kéo dài, phân không ra ngoài, các chất độc trong phân sẽ xâm nhập trở lại và gây hại cho trẻ. Có thể dẫn đến phình đại tràng thứ phát hoặc bệnh trĩ.
Nguyên nhân và cách điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là nguyên nhân gây bệnh, mỗi nguyên nhân đều có cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh:
Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn
Người mẹ bị táo bón, trẻ bú mẹ hoàn toàn cũng có thể bị táo bón giống như mẹ. Mẹ ăn nhiều thực phẩm cay nóng như gừng, nghệ hay uống thuốc bắc, trà vằng hoặc uống các chế phẩm chứa canxi và sắt nên trẻ cũng bị táo bón. Sữa mẹ nóng, trẻ bú vào cũng gây táo bón. Trẻ sơ sinh bị táo bón còn do sốt vì sốt khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi nên mất nước, hoặc thuốc kháng sinh có tác dụng phụ, thuốc giảm ho chứa codein hay uống canxi.
Cách chữa: Với mẹ cần ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước, vận động nhẹ, uống chất xơ natufib cho mẹ táo bón sau sinh. Không nên ăn đồ cay nóng, canxi, sắt, và cần tập cho trẻ đại tiện đúng giờ bằng cách xoa bụng 2 lần đúng giờ, mỗi lần 10 phút hoặc di chuyển 2 chân bé như đạp xe để dễ đại tiện.
Trẻ uống thêm sữa công thức:
Trẻ uống sữa công thức dễ bị bón hơn sữa mẹ vì sữa ngoài gây nóng và khó tiêu. Mẹ pha chưa đúng cách: quá đặc hay quá loãng, pha sữa với nước trái cây, nước cơm. Hoặc sữa đang dùng không có chất xơ FOS, không hợp với trẻ nên bị táo bón.
Cách chữa: Mẹ chuyển cho trẻ uống loại sữa khác, có chất xơ FOS, pha sữa đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Cần tập cho trẻ đại tiện đúng giờ và xoa bụng.
Trẻ ăn dặm:
Do trẻ chưa kịp làm quen với thức ăn thay đổi quá nhanh, quá đặc, đồ ăn giàu chất đạm, thiếu chất xơ,.... nên dễ bị táo bón. Trẻ uống ít nước và bổ sung thêm canxi cũng bị táo bón.
Cách chữa: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần thực hiện từ từ, làm quen với thức ăn dặm, ăn từ loãng đến đặc dần. Trẻ cũng cần được uống đủ nước và được tập đại tiện hằng ngày bằng cách xi đúng giờ và xoa bụng.
Đối với trẻ ăn dặm pha sẵn thì cha mẹ có thể bổ sung thêm chất xơ hòa tan. Còn khi cho trẻ ăn bột hoặc cháo thì cho thêm rau củ như khoai lang, cà rốt, mồng tơi,...
Xem thêm:
- Phòng tránh táo bón ở trẻ em
- Trẻ sơ sinh bị táo bón - hãy bình tĩnh, bạn hoàn toàn có thể giải quyết được