Táo bón ở trẻ kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng

Táo bón là rối loạn chức năng tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Trẻ bị táo bón thường mệt mỏi, đầy bụng, biếng ăn, đi phân khô... Táo bón ở trẻ nếu kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ trong tương lai.

Táo bón ở trẻ kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng Táo bón ở trẻ kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng

1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ, tuy nhiên trong đó có hai nguyên nhân cơ bản:

Trẻ bị tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa như: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng, khi mắc các bệnh này, trẻ bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh. Ngoài ra, còn do trẻ bị các chứng như: hẹp đường ruột, hẹp hậu môn, nứt hậu môn, nên đi ngoài bị đau, gây co thắt hậu môn.

Táo bón kéo dài làm giảm sút thể chất và tinh thần của trẻ

Do sai lầm trong chế độ ăn uống của trẻ như: cho trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (ăn ít rau xanh, quả chín, ăn canh chỉ ăn nước không ăn rau), pha sữa không đúng theo công thức (pha sữa quá đặc). Thông thường trẻ bú sữa bò dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Hay mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng táo bón ở trẻ như: ảnh hưởng của việc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ho... khi trẻ ốm. Hoặc do yếu tố tâm lý, nhất là đối với trẻ nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo hay nhịn đại tiện do sợ bẩn, ngại xin phép cô giáo,...

vicare.vn-tao-bon-o-tre-keo-dai-co-dan-den-suy-dinh-duong-body-1

2. Tác hại của táo bón lâu ngày ở trẻ

Nếu phân bị ứ đọng lâu ngày ở trực tràng có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe như gây cản trở quá trình lưu thông máu, gây bệnh trĩ và các bệnh về trực tràng như sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

Phân khô cứng và tích tụ lâu sẽ chứa nhiều độc tố và tác nhân gây ung thư như deoxycholic acid và NOCs. Ủ phân lâu trong trực tràng khiến chúng dễ dàng làm các thành mạch niêm mạc bị nhiễm độc.

Táo bón ở trẻ kéo dài còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ như: gây đầy bụng, chướng bụng khiến trẻ hay khó chịu, cáu gắt, tâm tính thất thường.

Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, trẻ giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, bỏ bữa hoặc ăn ít đi. Tình trạng này nếu kéo dài quá lâu sẽ khiến sức khỏe và thể trạng của bé bị sa sa sút, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn... Nếu con đang gặp vấn đề về táo bón, tôi khuyên cha mẹ nên cho con điều trị kịp thời, tránh để dông dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.

3. Biện pháp phòng ngừa chứng táo bón

Khi trẻ có dấu hiệu táo bón thường xuyên hoặc kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để có chỉ định điều trị phù hợp.

vicare.vn-tao-bon-o-tre-keo-dai-co-dan-den-suy-dinh-duong-body-2

Đối với các nguyên nhân như: do chế độ ăn uống chưa phù hợp, tâm lý, dùng thuốc, cha mẹ cần phải thay đổi cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không vội vàng đi không hết phân hoặc ngồi bô quá lâu...

Cần cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Ở giai đoạn trẻ còn bú cần cho trẻ bú đủ nhu cầu trong ngày, cho trẻ uống thêm nước.

Nếu trường hợp mẹ bị táo bón trong khi cho con bú cũng phải điều trị táo bón ở mẹ.

Trong thời gian trẻ ăn dặm, ăn đủ nhu cầu, bữa ăn đa dạng cung cấp đủ đạm, chất xơ (rau xanh, trái cây như chuối, đu đủ, cam quýt...) và uống đủ nước.

Ở trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong rau quả trên, uống đủ nước, nên cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích hệ tiêu hóa.

Xem thêm:

  • Mách mẹ cách massage trị táo bón cho trẻ sơ sinh
  • 6 cách điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả và đơn giản mẹ nên biết
  • Phòng tránh táo bón ở trẻ em