Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, cách chữa trị

Táo bón ở trẻ em khá phổ biến - đặc biệt với trẻ dưới 4 tuổi. Táo bón có thể khiến trẻ sợ đi vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Vậy cách chữa trị nào là phù hợp? Phòng tránh thế nào cho hiệu quả?

Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, cách chữa trị Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, cách chữa trị

Táo bón ở trẻ em khá phổ biến - đặc biệt với trẻ dưới 4 tuổi. Táo bón có thể khiến trẻ sợ đi vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Vậy cách chữa trị nào là phù hợp? Phòng tránh thế nào cho hiệu quả?

Theo TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà (bộ môn Nhi, trường Đại học y Hà Nội) thì trẻ em có thể mắc táo bón ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ sơ sinh cho đến tận khi trưởng thành, trong đó cũng giống như trên thế giới, trẻ dưới 4 tuổi là đối tượng có khả năng bị táo bón nhiều hơn cả. Thậm chí, ngay trong năm đầu tiên sau khi mới sinh ra thì có đến một nửa số trẻ đã có thể mắc tình trạng này.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ em

  • Một số trẻ lười vận động, đặc biệt vào mùa đông, dẫn đến giảm hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Trẻ thường thích ăn những món chiên xào, thịt cá hơn là thực phẩm chứa chất xơ như rau của quả trong các bữa ăn hàng ngày
  • Trẻ chưa ý thức được cần phải uống đủ nước mỗi ngày, đôi khi bố mẹ cũng không để ý đến việc uống nước của con, khiến cơ thể con bị thiếu nước
  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị rối loạn hệ vi khuẩn chí
  • Trẻ bị các bệnh về đường tiêu hóa
vicare.vn-tao-bon-o-tre-em-nguyen-nhan-cach-chua-tri-body-1

Ảnh hưởng của táo bón tới sức khỏe trẻ em

  • Cảm giác đau rát mỗi khi đi vệ sinh khiến trẻ sợ hãi, từ đó càng sinh ra tâm lý lảng tránh phải đi đại tiện, làm cho tình trạng táo bón nặng nề hơn.
  • Cơ thể không bài trừ được chất cặn bã không cần thiết, các chất này tích tụ lâu ngày gây hại.
  • Con sẽ dễ có cảm giác chán ăn, lười ăn, dẫn đến thể trạng còi cọc, trí tuệ kém phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa, thậm chí nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng cũng bắt đầu bằng biểu hiện táo bón.
  • Táo bón do rối loạn hệ vi sinh đường ruột mà bố mẹ không phát hiện kịp thời thì sẽ càng khiến cho hệ này bị mất cân bằng nhiều hơn. Hệ vi khuẩn chí không chỉ có tác dụng tiêu hóa thức ăn mà còn liên quan đến sức đề kháng của con nhỏ. Trẻ ở trong tình huống này dễ bị mắc bệnh hơn do sức đề kháng suy giảm.
  • Làm cho các bệnh về tiêu hóa trầm trọng hơn nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.

Bác sĩ sẽ làm gì nếu con bạn bị táo bón?

Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi bạn và đứa trẻ về các thông tin cơ bản về sức khỏe của trẻ cũng như một vài thói quen về ăn uống, hoạt động hàng ngày. Tiếp đó, trẻ sẽ được khám chi tiết hơn để biết nguyên nhân chính xác gây ra là gì:

  • Khám hậu môn
  • Đánh giá tính chất của phân, xét nghiệm phân
  • Tiến hành chụp x quang vùng bụng
  • Sinh thiết trực tràng và đánh giá nhu động ruột

Điều trị táo bón cho trẻ

Dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ bị táo bón nhưng mẹ cũng đừng vội quá lo lắng. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ điều trị của bác sĩ, ngoài ra có thể hỗ trợ con bằng các biện pháp không dùng thuốc thông thường.

Các biện pháp dùng thuốc

  • Sử dụng các chất làm mềm phân. Tùy thuộc vào thể trạng, độ tuổi và cân nặng của bé mà bác sĩ sẽ kê cho con liều dùng phù hợp. Có một lưu ý là khi dùng các thuốc này thì bạn cần để tâm cho con uống nhiều nước, giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa.
  • Thuốc nhuận tràng (dân gian đôi khi còn gọi là thuốc xổ). Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau, song bác sĩ sẽ hạn chế cho trẻ dùng thuốc này nhiều ngày vì nó sẽ làm giảm nhu động ruột, thậm chí có thể dẫn tới táo bón nhiều hơn ở những ngày sau đó.
  • Men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột cũng là giải pháp tốt để chữa táo bón ở trẻ em.
vicare.vn-tao-bon-o-tre-em-nguyen-nhan-cach-chua-tri-body-2

Biện pháp không dùng thuốc

  • Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, làm tăng kích thước của phân đồng thời làm quá trình đại tiện trơn tru hơn sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em.
  • Cho trẻ vận động nhiều hơn bằng các bài tập nhẹ hoặc tổ chức picnic ngoài trời cho cả gia đình, thay vì để con ngồi xem tivi hoặc chơi game cả buổi.
  • Uống đủ nước cũng là một cách hữu hiệu cho mẹ khi bé bị chứng táo bón quấy rầy. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thể tích nước nên bổ sung cho mỗi ngày, không máy móc ép con uống đủ 2 lít nước như người lớn.
  • Hít thở đúng cách và massage vùng bụng mỗi buổi sáng cũng có thể giúp con tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, tránh tình trạng chất cặn bã bị tích tụ do trẻ lười đi vệ sinh.

Như vậy chỉ từ một chứng táo bón thường gặp cũng có thể là một rắc rối đáng kể cho con nhỏ nếu như mẹ không biết cách giúp đỡ con đúng lúc. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về chứng bệnh này để trở thành một bà mẹ thông thái, giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh được tình trạng táo bón ở trẻ em.

Xem thêm:

  • Táo bón trẻ em: Chữa sớm, tránh tiến triển thành bệnh nguy hiểm
  • 9 cách chữa táo bón trẻ em hiệu quả và an toàn
  • Mách mẹ cách massage trị táo bón cho trẻ sơ sinh