Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến: Nên hay không?

Ung thư tiền liệt tuyến là một dạng bệnh ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt của hệ sinh dục nam. Nam giới trên 45 tuổi hoặc trong gia đình có tiền sử mắc ung thư tiền liệt tuyến là những đối tượng có nguy cơ cao. Bệnh ung thư tiền liệt tuyến nếu không được phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng đắn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, đời sống, thậm ch...

Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến: Nên hay không? Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến: Nên hay không?

Ung thư tiền liệt tuyến là một dạng bệnh ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt của hệ sinh dục nam. Nam giới trên 45 tuổi hoặc trong gia đình có tiền sử mắc ung thư tiền liệt tuyến là những đối tượng có nguy cơ cao. Bệnh ung thư tiền liệt tuyến nếu không được phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng đắn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, đời sống, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Khoảng 2/3 trường hợp mắc ung thư tiền liệt tuyến có mức độ phát triển chậm hoặc không phát triển. Người bệnh có thể chung sống với tế bào ung thư suốt đời mà không có bất cứ triệu chứng bệnh nào.

Tuy nhiên, với trường hợp ung thư phát triển, người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như những cơn đau đớn, khó khăn trong việc đi lại, tiểu tiện, quan hệ tình dục hoặc rối loạn chức năng cương dương. Khi tế bào ung thư di căn từ tuyến tiền liệt sang các bộ phận khác của cơ thể như xương, các hạch bạch huyết có thể dẫn tới liệt 2 chân, tắc đường tiểu hoặc suy thận do xâm lấn tại chỗ...

Khoảng 2/3 trường hợp mắc ung thư tiền liệt tuyến có mức độ phát triển chậm hoặc không phát triển

Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến để phát hiện sớm bệnh

PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt. Ở người bình thường, nồng độ PSA khoảng 0 – 4 ng/ml, khi nồng độ này trong máu tăng cao là dấu hiệu cảnh báo ung thư tiền liệt tuyến.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đàn ông độ tuổi 50 cần được tiến hành thử nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và độ tuổi xét nghiệm sẽ giảm xuống (40 – 45) nếu trong gia đình đã từng có người mắc căn bệnh này.

Tuy nhiên, theo Cơ quan đặc biệt về các dịch vụ phòng ngừa Hoa Kỳ (USPSTF) lại đưa ra tuyên bố rằng không phải tất cả nam giới đều cần thực hiện xét nghiệm PSA. Thống kê cho biết, có khoảng 75% nam giới xuất hiện hiện tượng dương tính giả khi tiến hành đo nồng độ PSA trong máu. Trong đó, có khoảng 20% người bệnh mắc ung thư tuyến tiền liệt nhưng nồng độ PSA vẫn bình thường khiến người bệnh có tâm lý chủ quan, không tiến hành điều trị sớm.

Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ, nam giới trong độ tuổi trên 40 cần thường xuyên thăm khám định kỳ, tham khảo tư vấn của bác sỹ để tiến hành tầm soát, phát hiện sớm bệnh cũng như lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý nhất.

>>> Xem thêm: Sàng lọc phát hiện ung thư tiền liệt tuyến