Tầm quan trọng của siêu âm tim thai mẹ bầu không thể không biết

Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì siêu âm tim thai là điều nhất định mẹ bầu phải thực hiện, để biết được tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở trẻ. Cùng Vicare tìm hiểu về siêu âm tim thai trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của siêu âm tim thai mẹ bầu không thể không biết Tầm quan trọng của siêu âm tim thai mẹ bầu không thể không biết

Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì siêu âm tim thai là điều nhất định mẹ bầu phải thực hiện, để biết được tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Siêu âm tim thai là gì?

Siêu âm tim thai là hình thức siêu âm để đánh giá tình trạng tim mạch của bào thai bao gồm nhịp tim, cấu trúc và chức năng tim. Đồng thời phát hiện dị tật bẩm sinh của trẻ trong thai kỳ với tỷ lệ chính xác cao.

Hình ảnh siêu âm được hình thành bằng việc dùng sóng âm thanh. Thiết bị sẽ gửi sóng âm thanh qua cơ thể, rồi phản xạ trở lại và chuyển đổi thành hình ảnh hiển thị trên màn hình. Khi siêu âm các mẹ có thể nghe được nhịp tim đập của trẻ.

Khi siêu âm, bác sĩ sẽ thoa một lớp gel đặc biệt lên bụng. Dùng một thiết bị cầm tay di chuyển trên da để có thể truyền hình ảnh thai nhi lên màn hình.

vicare.vn-tam-quan-trong-cua-sieu-am-tim-thai-me-bau-khong-khong-biet-body-1
Siêu âm tim thai nên thực hiện ở tuần 12 -20 tuần

Siêu âm tim thai ở tuần thứ mấy?

Hầu hết các trường hợp tim thai nhi bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 6 – 8, bác sĩ có thể nghe thấy thông qua phương tiện siêu âm hiện đại. Nhưng có một số trường hợp tim thai xuất hiện muộn từ 8 -10 tuần.

Sở dĩ có hiện tượng này vì tim thai xuất hiện phụ thuộc vào chu kì kinh nguyệt của người mẹ và sự phát triển của phôi thai. Vì thế trong những tuần đầu mang thai, mẹ bầu nên theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của mình.

Khi thai nhi được 12 tuần tuổi, kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất thì tim thai hoàn thiện và đập rõ ràng. Đến cuối tuần thai thứ 16 thì tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo, đảm nhiệm được chức năng của mình. Lúc này, tim thai bơm được khoảng 24 lít máu/ ngày.

Từ tuần thai thứ 20 trở đi, tim thai đập mạnh mẽ, dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cho biết, thời điểm để siêu âm tim thai phù hợp nhất là 16 -20 tuần tuổi thai hoặc sớm hơn khi 12-14 tuần.

Y học hiện đại, kỹ thuật siêu âm tim thai phát triển và có khả năng chính xác cao. Phát hiện tim bẩm sinh ở trẻ khi siêu âm tuổi thai 11-12 tuần là 88%, tuổi thai 12-14 tuần là 97% , còn tuổi thai 14 – 20 tuần khả năng phát hiện bệnh sẽ là 99%.

Mẹ bầu nào cũng cần phải siêu âm tim thai để biết được bào thai phát triển ra sao. Tim thai đập càng to thì chứng tỏ thai nhi càng khỏe mạnh, phát triển bình thường.

Tim thai ở trẻ như thế nào là bình thường?

Sự phát triển của thai nhi sẽ quyết định sự gia tăng về kích thước và khối lượng của tim thai. Bình thường, nhịp tim của thai nhi sẽ dao động từ 120 – 160 lần/ phút. Một số bé có nhiều di chuyển trong bụng mẹ thì nhịp tim có thể tăng lên 180 lần/ phút.

Từ tuần thứ 20, tim thai đập nhanh hơn, nếu tim thai đập hơn 180 lần/phút thì thai phụ phải đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm trong bụng mẹ.

Kinh nghiệm dân gian truyền lại siêu âm tim thai biết trai hay gái, nhịp tim của bé gái đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai đập dưới 140 nhịp/ phút thì có khả năng là con trai. Nếu tim thai đập trên 140 lần/phút thì khả năng con gái cao hơn. Tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm truyền tai nhau, vẫn chưa rõ thực hư về vấn đề này.

Tại sao phải siêu âm tim thai?

vicare.vn-tam-quan-trong-cua-sieu-am-tim-thai-me-bau-khong-khong-biet-body-2
Siêu âm tim thai phát hiện sớm dị tật bẩm sinh

Trong thai kỳ, phụ nữ sẽ có chế độ dinh dưỡng khác biệt, có sự thay đổi rõ ràng trong cơ thể. Một số thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, trường hợp thụ tinh nhân tạo phải siêu âm tim thai sớm để phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Các nhà nghiên cứu về tim mạch bẩm sinh trên thế giới, tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh ở trẻ chỉ khoảng 0,7-0,8%, trung bình cứ 1.000 trẻ ra đời sẽ có 8 bé bị bệnh tim bẩm sinh. Trong đó có tới 20 -30% trường hợp cần can thiệp sớm.

Bị tim bẩm sinh nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến suy tim, tăng áp động mạch phổi, trẻ chậm tăng trưởng, dễ tử vong. Vì thế siêu âm tim thai là cực kì cần thiết.

Nếu thai nhi được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh sẽ có hướng can thiệp, gia đình chuẩn bị để bé chào đời tại cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, được chăm sóc tốt về tim mạch.

Nếu người mẹ có một con bị tim bẩm sinh, thai nguy cơ mắc bệnh sẽ là 1/20-1/100. Nếu hai con trước bị tim bẩm sinh thì thai nhi thứ ba có nguy cơ mắc bệnh là 1/5-1/20. Nếu người bố mắc bệnh thì thai nguy cơ bị tim bẩm sinh sẽ là 1/30, có nghĩa là con có khả năng bị bệnh là 3%.

Trẻ sẽ dễ bị tim bẩm sinh trong những trường hợp sau

  • Gia đình từng có người bị tim bẩm sinh
  • Thai phụ có bệnh chuyển hóa như tiểu đường.
  • Mẹ bị nhiễm Rubella hoặc bị bệnh tự miễn (lupus đỏ, HC Sjogren...).

Một số dấu hiệu thai nhi có thể mắc tim bẩm sinh

  • Đi siêu âm tim thai, tầm soát sản khoa thấy bất thường
  • Phát hiện dị tật bẩm sinh ngoài tim
  • Bất thường nhiễm sắc thể như thoát vị rốn, thoát vị hoành, teo hành tá tràng, phù gáy.
  • Bị rối loạn nhịp tim thai, phù nhau thai
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, độ mờ da gáy tăng cao
  • Đa thai và nghi ngờ bị hội chứng trao đổi song sinh

Mẹ bầu cần làm gì để nhịp tim thai khỏe mạnh?

Để có thai nhi có nhịp tim khỏe mạnh thì mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể:

Bổ sung đạm có trong thịt, cá, chế phẩm từ sữa bò, đậu, ngũ cốc, bánh mì

Bổ sung nhóm chất béo có trong bơ, cá, dầu olive để thai nhi phát triển tế bào não, hấp thụ tốt vitamin A, D, E và K hiệu quả

Dưỡng chất để thai nhi được phát triển hoàn thiện, khỏe mạnh như sắt, canxi, acid folic và DHA.

Bệnh tim bẩm sinh nếu không được phát hiện sớm dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh việc siêu âm tim thai, theo dõi tim thai thì các mẹ cần phải luôn giữ tâm lý thoải mái, sức khỏe tốt đảm bảo có một thai kì khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Xem thêm:

  • 7 tuần chưa có tim thai có nguy hiểm không?
  • Con sinh ra mắc bệnh tim mạch vì lý do không ngờ khi mẹ mang thai