Tâm lý bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ và bé đã đồng hành cùng cùng nhau một chặng đường và sắp “cán đích”. Đây là một cột mốc quan trọng nên khiến nhiều chị em lo lắng trước những thay đổi cả về thể chất lẫn tâm lý bà bầu. Hãy cùng tìm hiểu tâm lý bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ để có thể chăm sóc họ được tốt hơn.

Tâm lý bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ Tâm lý bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Tâm lý bà bầu thay đổi do đâu?

Rối loạn nội tiết tố chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự thay đổi tâm lý bà bầu ở giai đoạn này. Quá trình trao đổi chất khi mang thai đã sản sinh ra một lượng lớn estrogen và progesterone khiến phản ứng sinh sinh hóa của não bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến tâm lý bà bầu thay đổi, đặc biệt là những tuần cuối cùng trước ngày sinh.

Ngoài ra, những chuyển biến về hình dáng cơ thể, những căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng đã hình thành nên cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của người mẹ. Bản tính của mỗi cá nhân, thái độ của người thân, tình cảm vợ chồng, thái độ của mẹ đối với việc có con đều tác động rất lớn đến sự ổn định tâm lý của bà bầu. Những điều này dễ dàng khiến tâm lý bà bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.

Vấn đề tâm lý bà bầu thường gặp khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Thiếu tự tin về bản thân

Những thay đổi rõ rệt về ngoại hình là điều mà bất kỳ người mẹ nào khi mang thai cũng từng trải qua. Đặc biệt vào 3 tháng cuối của thai kỳ: bụng to, da rạn, tăng cân, mặt to, chân tay bị phù, ... là những vấn đề hầu như ai cũng phải đối mặt.

Mặc dù chị em rất hạnh phúc với cảm giác sắp làm mẹ tuy nhiên không ít bà bầu luôn cảm thấy mất tự tin, ngại ngùng với cơ thể. Chính những lo lắng như thế đã làm tâm lý bà bầu bị ảnh hưởng, từ đó làm mất đi cơ hội tận hưởng một thai kỳ ý nghĩa với mẹ.

vicare.vn-tam-ly-ba-bau-trong-giai-doan-3-thang-cuoi-thai-ky-body-1
Tâm trạng lo lắng thường hay xảy ra khi mang thai giai đoạn cuối của thai kỳ

Hồi hộp, bồn chồn, lo lắng

Tâm lý làm mẹ và chờ đợi đứa con ra đời vừa thiêng liêng mà cũng không kém phần hồi hộp. Những thắc mắc luôn đan xen trong suy nghĩ về cách chăm sóc con trong tương lai không được suôn sẻ, thời điểm nào sẽ sinh con, dấu hiệu sắp sinh là gì, cảm giác đau đẻ ra sao, ... Vô số những câu hỏi được đặt ra nên những tháng cuối thai kỳ bà bầu không tránh khỏi tâm lý lo lắng, đôi khi hoảng sợ. Tình trạng này kéo dài hoàn toàn không tốt cho mẹ và thai nhi trong bụng.

Nhạy cảm với những vấn đề xung quanh

Rất nhiều bà bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối. Bởi lúc này mẹ vừa bị mất ngủ, đau lưng, táo bón và vô số những bất tiện, thay đổi khác trên cơ thể gây khó chịu, cáu gắt. Nhiều chị em nhận thấy tính khí của mình trở nên thất thường, dễ bực tức hơn bình thường, căng thẳng kéo dài. Cảm xúc của bà bầu không ổn định, dễ nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Họ thường có suy nghĩ vu vơ, dễ tủi thân nếu không được chồng, người thân chăm sóc quan tâm, dễ rơi nước mắt.

Dễ dẫn đến trầm cảm trong thai kỳ

Nếu tâm lý bà bầu khó kiểm soát thì sẽ gia tăng nguy cơ trầm cảm thai kỳ - một trong những vấn đề nghiêm trọng với khủng hoảng tiền sản. Mẹ mang thai có thể lo lắng thái quá, hoảng sợ quá mức, thường xuyên khóc nhiều (đôi khi chỉ vì những điều nhỏ nhặt), thái độ thờ ơ với mọi thứ xung quanh, nặng hơn là có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát, ... Điều này gây ra những hậu quả không tốt đối với bà bầu và thai nhi trong bụng.

Tâm lý bà bầu có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ giai đoạn này không?

Hiện nay, đã có một số nghiên cứu bàn về mối liên kết chặt chẽ giữa mẹ và bé trong thời gian thai kỳ. Do vậy, mọi hoạt động của bà bầu đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, 3 tháng cuối thai kì, trẻ bước vào giai đoạn hoàn thiện hệ thần kinh trung ương, bộ não và các cơ quan khác.

Nếu tâm lý bà bầu quá nhiều muộn phiền và suy nghĩ tiêu cực có thể khiến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi bị ảnh hưởng, thai nhi chậm phát triển, thiếu chất ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

2 loại hormone cortisol và dolpamine sản sinh khi mẹ bầu căng thẳng có thể tác động đến thai nhi, làm tăng nguy cơ trẻ mắc chứng tăng động sau khi chào đời. Tâm lý bà bầu nặng nề kéo dài dễ dẫn đến trầm cảm thai kỳ, nguy cơ cao về trầm cảm sau sinh, kéo theo hệ lụy phía sau như trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, tự kỷ, gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ (chậm nói), rối loạn giới tính, bệnh lý về tim mạch, ...

Cải thiện tâm lý bà bầu để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn

Nghỉ ngơi và để mọi lo lắng qua một bên

Mẹ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ cần biết cách sắp xếp lại công việc để có thời gian nghỉ ngơi. Đừng quá ôm đồm nhiều việc cùng một lúc và cũng đừng quá cầu toàn trong mọi vấn vấn đề. Hơn ai hết, bà bầu cần sự sẻ chia và động viên từ chồng, người thân trong gia đình.

Chính thái độ quan tâm, lo lắng, chăm sóc, thấu hiểu của họ sẽ giúp tâm lý bà bầu được cải thiện rất nhiều.

Không nên tiếp xúc với những điều làm bản thân cảm thấy không vui, khó chịu. Hãy để mọi lo âu qua một bên và tận hưởng những ngày tháng thai kỳ tuyệt vời mà chỉ những người làm mẹ mới cảm nhận được.

vicare.vn-tam-ly-ba-bau-trong-giai-doan-3-thang-cuoi-thai-ky-body-2
Tinh thần thoải mái giúp tâm lý bà bầu được cải thiện

Làm những điều mình thích

Bà mẹ khi mang thai hãy luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất, nghỉ ngơi điều độ, giải trí thường xuyên. Một thai phụ luôn lạc quan, yêu đời có thể sinh ra được những em bé khỏe mạnh, thông minh. Để cân bằng cảm xúc, tốt cho thai nhi, mẹ có thể nghe nhạc, may vá, viết nhật ký, gặp gỡ bạn bè, tham gia hội nhóm các bà mẹ để chia sẻ nhiều hơn. Những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng có ý nghĩa trong giai đoạn này.

Tạo thói quen tập thể dục đều đặn

Đừng nghĩ rằng thai phụ sắp sinh con là không cần tập thể dục. Chỉ với những bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn dành riêng cho bà bầu là bạn đã có một tinh thần thoải mái. Yoga hoặc thiền được xem như một phương pháp trị liệu vô cùng hiệu quả và thích hợp dành cho mẹ mang thai. Nó giúp bà bầu điều chế cảm xúc, tiết chế lại những mệt mỏi, nóng giận.

Đồng thời yoga được cho rằng giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh hơn, giảm đau khi sinh con. Hiện nay có rất nhiều lớp yoga với các bài tập phù hợp với mỗi giai đoạn thai kỳ nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm là không có hại gì cho em bé trong bụng.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai

Đây được xem là giai đoạn quan trọng để thai nhi phát triển hoàn thiện, mẹ dự trữ nguồn năng lượng cho hành trình vượt cạn sắp tới. Do vậy, các mẹ hãy chú ý hơn về việc ăn uống của bản thân, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và vitamin trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Các thức ăn giàu protein, chất béo không no, canxi, chất sắt, vitamin C, DHA là vô cùng thiết yếu. Mẹ bầu cũng nên uống đủ nước để cơ thể không bị thiếu nước. Thể trạng khỏe mạnh sẽ mang lại một tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Tâm lý bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối cùng cũng trở nên nhẹ nhàng và trôi qua nhanh hơn.

Xem thêm:

  • Cách “vỗ về” tâm lý của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu
  • Nắm bắt tâm lý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ thường hay gặp phải