Tại sao xuất tinh ra máu sau khi quan hệ?

Nhiều bạn nam sau khi quan hệ đã xuất tinh ra máu vô cùng hoang mang không biết bản thân đang gặp vấn đề gì. Nếu bạn đang nằm trong tình trạng này hoặc có quan tâm, hãy xem bài viết sau để biết tại sao xuất tinh ra máu sau khi quan hệ.

Tại sao xuất tinh ra máu sau khi quan hệ? Tại sao xuất tinh ra máu sau khi quan hệ?

Nhiều bạn nam sau khi quan hệ đã xuất tinh ra máu vô cùng hoang mang không biết bản thân đang gặp vấn đề gì. Nếu bạn đang nằm trong tình trạng này hoặc có quan tâm, hãy xem bài viết sau để biết tại sao xuất tinh ra máu sau khi quan hệ.

Thế nào là xuất tinh ra máu? Giải đáp tại sao xuất tinh ra máu sau khi quan hệ

Xuất tinh hay còn gọi là phóng tinh là hiện tượng tinh dịch được xuất ra từ cơ quan sinh dục của người đàn ông, đi kèm với đó là cảm giác cực khoái. Đây là một thành phần cơ bản của quá trình thụ tinh tự nhiên.

Thông thường, tinh dịch khỏe mạnh sẽ có màu trắng ngà. Nếu như trong tinh dịch xuất ra có lẫn máu (có màu hồng hoặc đỏ có thể thấy bằng mắt thường hoặc qua xét nghiệm tìm ra máu trong tinh dịch), người ta gọi đó là hiện tượng xuất tinh ra máu.

Xuất tinh ra máu là một tình trạng rất đáng quan ngại vì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh thực thể và thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như:

  • Đi tiểu buốt, tiểu đau và có máu trong nước tiểu.
  • Đau khi xuất tinh.
  • Có cảm giác sốt nhẹ, đau và sưng ở tinh hoàn, bìu, bẹn.
  • Đau nhức lưng dưới và bụng dưới

Để giải thích tại sao xuất tinh ra máu, các bác sỹ đưa ra một số bệnh lý sau:

  • Do viêm nhiễm: Đây là lý do thường gặp nhất của tình trạng xuất tinh ra máu, bao gồm viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường dẫn tinh, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn... Trong đó, bệnh viêm túi tinh có tỷ lệ cao nhất – chiếm đến 40% các trường hợp xuất tinh ra máu do viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này sẽ kích thích các niêm mạc và dẫn đến sưng huyết, phù nề các ống, các tuyến của đường dẫn tinh và gây hiện tượng xuất tinh ra máu. Đồng thời, các túi tinh bị phù và tắc nghẽn sẽ khiến túi tinh buộc phải co bóp mạnh hơn để đẩy tinh dịch ra ngoài, làm đứt mạch máu.
  • Do tổn thương niệu đạo: Nếu quan hệ tình dục quá nhiều với tần suất dày đặc, tuyến tiền liệt và túi tinh sẽ bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng xuất tinh ra máu. Bên cạnh đó, nếu bạn quan hệ với tâm lý căng thẳng, sai tư thế cũng sẽ khiến niêm mạc niệu đạo chịu tổn thương và xuất tinh dịch có lẫn máu.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cổ bàng quang là một khu vực mang nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo. Nếu ở đây có tĩnh mạch nhỏ bị giãn nở rộng, sau khi xuất tinh, niệu đạo sẽ co thắt và làm đứt các tĩnh mạch nhỏ này, dẫn đến xuất tinh ra máu.
  • Ung thư: Nhiều loại ung thư ở các cơ quan tiết niệu và sinh dục ở nam giới như ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt... cũng có thể là nguyên nhân gây xuất tinh ra máu.
  • Một số loại bệnh thực thể khác: Bên cạnh các bệnh có liên quan đến vùng sinh dục nam thì những bệnh lý toàn thân khác như rối loạn đông máu, xơ gan, viêm gan mãn tính... cũng có cơ chế gây ra tình trạng xuất tinh có kèm máu.
HoiBenh.vn-tai-sao-xuat-tinh-ra-mau-sau-khi-quan-he-body-2
Tại sao xuất tinh ra máu sau khi quan hệ?

Chuẩn đoán – điều trị xuất tinh ra máu

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Việc chẩn đoán bệnh dựa trên hiện tượng xuất tinh ra máu sẽ bao gồm 2 loại chẩn đoán chính:

  • Chẩn đoán xác định: sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả của xét nghiệm cận lâm sàng. Về lâm sàng, tinh dịch sẽ có màu đỏ nâu hoặc màu rỉ sắt. Về xét nghiệm cận lâm sàng, trong tinh dịch xuất hiện nhiều hồng cầu.
  • Chẩn đoán nguyên nhân: sau khi xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân, các bác sỹ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tinh dịch, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, siêu âm qua trực tràng, soi niệu đạo – bàng quang, chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung, nội soi túi tinh... nhằm xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Các phương pháp điều trị

Cách tốt nhất để trị dứt điểm chứng xuất tinh ra máu là tìm ra nguyên nhân và điều trị dựa trên nguyên nhân này. Trong hầu hết trường hợp, bệnh được điều trị theo 2 phương pháp chính:

Điều trị nội khoa: Thường được chỉ định trong trường hợp viêm – nhiễm vi khuẩn:

  • Nếu do vi khuẩn thông thường, bác sỹ sẽ dựa trên kháng sinh đồ để điều trị.
  • Nếu kết quả kháng sinh đồ không hiệu quả, bác sỹ sẽ dùng kháng sinh theo kinh nghiệm của mình, thường là kháng sinh có phổ rộng và có tác dụng với họ vi khuẩn Enterobacteria – đặc biệt là Escherichia Coli – và Chlamydia.
  • Các nhóm thuốc Quinolon như Norfloxacin, Ciprofloxacin, Gatifloxacin... sẽ có liều uống từ 400 đến 500 mg/ngày, uống liên tục từ 2 tuần đến 1 tháng.
  • Bạn có thể thay Quinolon bằng Trimethoprim phối hợp với Sulfamethoxazol như viên uống Bactrim 480mg (2 – 4 viên/ngày) có kết hợp thêm Doxycyline viên uống 100mg (uống từ 1 đến 2 viên/ngày) trong 10 đến 15 ngày.
  • Metronidazol viên uống 250mg cũng được dùng trong trường hợp này, uống từ 2 đến 4 viên hàng ngày và kết hợp thêm Clindamycin/Erythromycin trong 2 tuần.
  • Bên cạnh đó, nên dùng phối hợp thêm một số loại thuốc chống viêm và giảm phù nề, thuốc cầm máu...

Điều trị ngoại khoa: Thường là phẫu thuật mở hoặc nội soi, sẽ được chỉ định theo các trường hợp cụ thể, đặc biệt là bệnh lý tại chỗ như tắc túi tinh, sỏi túi tinh, nang túi tinh, các bệnh ung thư, giãn tĩnh mạch thừng tinh...

Bài viết đã giải đáp cho bạn đọc tại sao xuất tinh ra máu cũng như một số phương pháp chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị bệnh hiện nay. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy chú ý tìm gặp bác sỹ nam khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Giải đáp thắc mắc và cách khắc phục khi nam giới xuất tinh ra máu
  • Quai bị biến chứng viêm tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?
  • Những dấu hiệu sơ cấp của bệnh viêm mào tinh hoàn