Tại sao viêm VA rất dễ gặp ở trẻ nhỏ?

Bệnh viêm VA hay còn gọi là bệnh sùi vòm mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi. Dù không nguy hiểm song bệnh dễ mắc trở lại khiến các ông bố bà mẹ rất quan tâm lo lắng về căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn phòng tránh và đối phó với viêm VA ở trẻ.

Tại sao viêm VA rất dễ gặp ở trẻ nhỏ? Tại sao viêm VA rất dễ gặp ở trẻ nhỏ?

Bệnh viêm VA hay còn gọi là bệnh sùi vòm mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi. Dù không nguy hiểm song bệnh dễ mắc trở lại khiến các ông bố bà mẹ rất quan tâm lo lắng về căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn phòng tránh và đối phó với viêm VA ở trẻ.

VA là gì? Tại sao viêm VA chỉ gặp ở trẻ nhỏ?

VA là từ viết tắt của Végétations Adénoides (tiếng Pháp - tiếng Việt là vòm mũi họng). VA là một tổ chức các tế bào lympho ở mặt trước vòm mũi họng được hình thành từ khi trẻ vừa ra đời. Khi thở vào, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Nhiệm vụ của VA là tiếp xúc với vi khuẩn có trong không khí để tạo kháng thể. Chất tiết tại VA sẽ diệt vi khuẩn trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

vicare.vn-tai-sao-viem-va-rat-de-gap-o-tre-nho-body-1
Tổ chức VA ở trẻ

VA lúc mới sinh rất nhỏ, phải từ 6 tháng tuổi, nó phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Bình thường VA chỉ dày khoảng 4-5 mm, không cản trở đường thở. VA tuy rất mỏng, nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. Bình thường khối VA phát triển đến 6-7 tuổi thì teo hết, cá biệt có thể thấy ở người trưởng thành.

Tuy nhiên khi sức đề kháng yếu đi hoặc tiếp xúc với quá nhiều vi khuẩn, bạch cầu không đủ khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại, khiến chúng xâm chiếm tổ chức, sinh sôi nảy nở và gây ra viêm VA.

Trẻ bị viêm VA có biểu hiện gì?

Khi bị viêm VA, trẻ sẽ có những biểu hiện của viêm kèm theo khó thở do khối VA dày lên:

  • Trẻ bị sốt từ 38 – 39 độ C hoặc cao hơn
  • Nghẹt mũi: Sự dày lên của VA gây hẹp cửa mũi sau sẽ làm giảm lượng không khí ra vào phổi khiến bé khó thở
  • Ngủ ngáy: thường há mồm thở, hẹp đường thở, ngủ ngáy.
  • Tiêu chảy:do bé nuốt đờm, dịch, mủ từ VA chảy xuống nên bụng thường khó tiêu, hay bị tiêu chảy.
  • Chán ăn: do mủ, dịch từ VA nuốt vào bụng nên thường xuyên rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, nên chán ăn.
  • Quấy khóc, giấc ngủ chập chờn không sâu: do nghẹt mũi, khó thở nên ngủ chập chờn, hay giật mình và quấy khóc về đêm.
  • Viêm VA làm bít tắc lỗ thông vào tai, gây nên chứng bệnh viêm tai bài tiết dịch.
  • Bệnh kéo dài lâu ngày sẽ trở thành thói quen trẻ thở qua miệng. Đây là nguyên nhân gây ra một số bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản,...
  • Trẻ bị viêm VA thường đi kèm ho, nếu có biến chứng viêm phế quản thì triệu chứng này càng trầm trọng hơn.
  • Khi bệnh nặng hơn sẽ chuyển thành viêm tai giữa và viêm phế quản, khiến trẻ ho dữ dội, thở khò khè sau vài ngày sốt cao.

Nếu bệnh không được chữa trị dứt điểm làm bé thiếu oxy kéo dài có thể gây ra những hậu quả ở trẻ:

  • Chậm phát triển thể chất và tinh thần, chậm chạp, kém hoạt bát.
  • Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, thường giật mình, đái dầm. Trường hợp nặng có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ.
  • Rối loạn phát triển khối xương mặt: trẻ thường xuyên thở miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô. Mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, vẻ mặt kém nhanh nhẹn.
vicare.vn-tai-sao-viem-va-rat-de-gap-o-tre-nho-body-2
Viêm VA để lại những biến chứng ở trẻ nếu không được điều trị dứt điểm

Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ

Do nhiệm vụ miễn dịch nên VA thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và hay bị viêm. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây tăng VA ở trẻ

  • Do virus và vi khuẩn có sẵn trong mũi họng, khi có cơ hội chúng trở thành những tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm vi khuẩn.
  • Trẻ cũng có thể bị viêm VA sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như ho gà, sởi, cúm,...
  • Do ô nhiễm môi trường sống (khói thuốc lá, khói bụi,...)
  • Cổ họng bị lạnh, không khuyên vệ tốt cổ họng một số ngày trở trời.
  • Vệ sinh cổ họng, răng khoang miệng không sạch, khiến virus và vi khuẩn có nơi khư trú dẫn đến bệnh.
  • Thường xuyên ăn một số món ăn mắc hại cho cổ họng (thức ăn cay nóng, đồ ăn ướp lạnh, thực phẩm rán xào lớn dầu mỡ, thực phẩm cứng khó tiêu, nước ngọt mắc gas, bánh kẹo ngọt,...).
  • Hay khạc nhổ và cho tay vào trong họng cũng dễ làm cổ họng lan truyền khuẩn

Với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như sởi, cúm... cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm VA tái diễn.

Cách phòng tránh viêm VA ở trẻ

vicare.vn-tai-sao-viem-va-rat-de-gap-o-tre-nho-body-3
Mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa viêm VA ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh, các mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu tiên. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
  • Tránh khói bụi, tránh khói thuốc lá, tránh tiếp xúc cho trẻ ở những nơi đông người, đặc biệt là trong những đợt bùng phát của các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, ho gà...
  • Giữ gìn vệ sinh tai mũi họng cho trẻ. Việc rửa mũi và hút mũi rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm bớt mủ và dịch viêm ra khỏi mũi của trẻ, giúp trẻ dễ thở và mau khỏi bệnh hơn. Việc vệ sinh mũi không khó, nhưng cũng cần đúng cách. Vì mũi của trẻ rất dễ bị tổn thương, nên cần thao tác nhẹ nhàng, rửa mũi hằng ngày, đặc biệt là trong lúc trẻ đang bị viêm VA.
  • Mùa lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt phải giữ ấm vùng cổ và bàn chân, tuyệt đối không để trẻ đi chân trần.
  • Giữ nhà ở thoáng đãng khô ráo vào mùa hè, kín gió vào mùa đông, không cho trẻ sinh hoạt ở khu vực nhiều khói bụi hoặc có người hút thuốc lá.

Viêm VA là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Đây là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp cho cơ thể hình thành sự miễn dịch cần thiết. Chúng chỉ trở thành bệnh lý khi bị tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng, nhất là biến chứng viêm tai giữa. Vì vậy bệnh cần phải điều trị một cách sớm nhất và đúng cách. Các mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm chữa viêm VA qua bài viết trên hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

  • Viêm VA quá phát là gì?
  • Khám viêm VA ở đâu tại Hà Nội?